Hiểu rõ về tác hại của mọt và biết cách diệt chúng một cách hiệu quả là bước đầu tiên để bảo vệ tài sản và duy trì môi trường sống sạch sẽ. Hãy cùng Pest Shop tìm hiểu những tác hại của mọt và cách diệt mọt hiểu quả.
Mọt gồm những loại nào?
Mọt gạo (Sitophilus oryzae)
Mọt gạo sẽ gây hại cho các loại hạt như gạo, ngũ cốc, ngô, lúa mì. Mọt gạo trưởng thành có mỏ dài và thường dài khoảng 2 mm. Mọt gạo có màu nâu hoặc đen, trên vỏ cánh có bốn điểm màu cam hoặc đỏ phân bố thành chữ thập.
Mọt gạo trường thành có tuổi thọ 2 năm. Mỗi ngày, con cái đẻ 2-6 trứng vào lỗ của hạt gạo và ước tính cả đời nó có thể đẻ đến 300 trứng. Dần dần, ấu trùng sẽ lớn lên bên trong hạt và chui ra phá hoại hạt gạo.
Có thể giết chết mọt gạo bằng cách làm nóng ở 60 độ C (tương đương 140 độ F) trong 15 phút hoặc làm lạnh ở −18 độ C (tương đương 0 độ F) trong 3 ngày.
Mọt đậu hay bọ cánh cứng hạt (Bruchinae)
Mọt đậu là côn trùng gây hại cho các loại hạt của nhiều loại đậu và phần lớn quãng đời chúng sống trong những hạt cây mà chúng ăn.
Phân họ này bao gồm khoảng 1.350 loài.
Mọt cứng đốt hay mọt TG (Trogoderma granarium)
Mọt cứng đốt là một loài bọ cánh cứng trong họ Dermestidae. Mọt cứng có nguồn gốc ở Nam Á và được xếp trong 100 loài xâm hại mạnh nhất trên thế giới. Rất khó để kiểm soát mức độ phá hoại của mọt cứng đột vì chúng có thể sống sót trong thời gian dài mà không có thức ăn.
Ngoài ra, chúng thích sống ở nơi có điều kiện khô. Thích ăn những thực phẩm có độ ẩm thấp. và có khả năng kháng một số thuốc trừ sâu.
Mọt lạc serratus (Caryedon serratus)
Là một loài côn trùng thuộc bọ cánh cứng trong họ Bruchidae. Mọt lạc được liệt kê vào đối tượng kiểm dịch nhóm I, là nhóm những vi sinh vật có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng với thực vật.
Hiện tại, mọt lạc chưa xuất hiện tại Việt Nam.
Tác hại của mọt gây ra như thế nào?
Mọt có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với các vật liệu và sản phẩm trong môi trường sống của chúng. Dưới đây là một số tác hại chính:
1. Tác hại của mọt đối với đồ gỗ
Ăn mòn gỗ: mọt gỗ (như mọt xẻng và mọt ván) ăn vào bên trong gỗ, làm suy yếu cấu trúc và độ bền của đồ gỗ, từ đồ nội thất đến cấu trúc xây dựng.
Tạo lỗ và kẽ nứt: các lỗ nhỏ trên bề mặt gỗ là dấu hiệu của việc mọt đã xâm nhập và gây hư hại.
2. Tác hại của mọt đối với sách và tài liệu
Hư hỏng giấy: mọt giấy ăn giấy và làm cho sách, tài liệu và hồ sơ trở nên yếu và dễ rách.
Gây mất thẩm mỹ: sách và tài liệu bị nhiễm mọt sẽ trở nên xỉn màu và không còn giữ được vẻ đẹp nguyên vẹn.
3. Tác hại của mọt đối với thực phẩm
Ô nhiễm thực phẩm: mọt có thể xâm nhập vào các sản phẩm thực phẩm khô như ngũ cốc, bột mì. Và hạt, làm cho thực phẩm không còn an toàn để tiêu thụ.
Giảm chất lượng thực phẩm: thực phẩm bị mọt có thể bị biến chất. Giảm giá trị dinh dưỡng và chất lượng.
4. Tác hại của mọt đối với các vật dụng khác
Hư hại các sản phẩm khác: mọt có thể tấn công các vật liệu khác như thảm, đồ da, và dệt may, làm giảm tuổi thọ và giá trị của chúng.
Gây ô nhiễm môi trường: mọt có thể làm ô nhiễm môi trường sống nếu không được kiểm soát kịp thời. Ảnh hưởng đến chất lượng không khí và môi trường xung quanh.
5. Tác hại của mọt đối với tâm lý và tài chính
Chi phí sửa chữa và thay thế: việc phải sửa chữa hoặc thay thế các vật dụng bị hư hại bởi mọt có thể tốn kém. Ảnh hưởng đến ngân sách gia đình hoặc doanh nghiệp.
Gây lo lắng và phiền toái: tình trạng mọt có thể gây ra sự lo lắng và phiền toái cho người sử dụng. Làm giảm sự thoải mái trong không gian sống hoặc làm việc.
Những tác hại này nhấn mạnh sự cần thiết của việc kiểm soát. Phòng ngừa sự xâm nhập của mọt để bảo vệ tài sản và duy trì một môi trường sạch sẽ và an toàn.
Cách diệt mọt gỗ đơn giản tại nhà
1. Cách diệt mọt gỗ lập hàng rào cát
Thay thế đất xung quanh nền nhà bằng một hàng rào cát vì mọt không thể đào đường hầm qua cát. Hàng rào cát nên có chiều rộng tối thiểu 40 cm và cao từ 10 đến 15cm. Ngoài giúp ngăn chặn mọt, cách này còn giúp khuôn viên ngôi nhà của bạn tránh được một số loại côn trùng gây hại khác như kiến ba khoang, dế mèn…
2. Phơi nắng gỗ trước khi sử dụng làm nội thất
Những loại đồ gia dụng bị ẩm ướt chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự tấn công của mọt. Chính vì vậy, gỗ trước khi gia công làm thành các sản phẩm nội thất nên được phơi khô trước khi để có thể phòng tránh mối mọt. Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên phơi đồ gỗ trong nhà dưới ánh nắng mặt trời hoặc tối thiểu 2 – 3 tháng/lần. Ánh nắng mặt trời là cách diệt mọt gỗ và bảo vệ đồ gỗ tốt nhất.
3. Tránh để đồ gỗ bị nứt hở
Đồ gỗ bị nứt, hở cũng là một nguyên nhân khiến cho đồ gỗ bị mọt tấn công. Cách diệt mọt gỗ tại nhà tốt nhất đó là niêm phong các vết nứt trên đồ gỗ xung quanh nhà cũng như ở bất cứ vị trí tiếp xúc nào giữa bề mặt bê tông với gỗ bằng các loại keo trám kẽ hở.
4. Sơn, đánh vec-ni cho đồ gỗ
Cách xử lí mọt gỗ quét 2 – 3 lớp véc-ni lên đồ nội thất không chỉ ngăn lũ mọt ăn mòn gỗ mà còn mang lại một vẻ ngoài sang trọng và đẳng cấp. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng sơn để chống mọt cho đồ nội thất. Thực tế, những đồ nội thất được quét/phun sơn thường ít bị bị mối, mọt hơn so với bình thường.
5. Đuổi mối, mọt bằng cách sử dụng ớt tươi
Trị mọt gỗ như thế nào? Đây cũng là một cách diệt mọt đơn giản dễ thực hiện, gồm các bước sau:
Bước 1: Xắt nhỏ ớt tươi
Bước 2: Để phần ớt tươi đã cắt vào một bát nhỏ và để gần những nơi có mối mọt hay xuất hiện.
Như vậy bạn sẽ tránh được mọt xuất hiện ở những nơi mà bạn không mong muốn.
6. Cách diệt mọt gỗ bằng tinh dầu cam
Một trong những cách diệt mọt gỗ mà bạn có thể sử dụng chính là tinh dầu cam. Bạn chỉ cần bôi lên đồ gỗ để ngăn chặn và xóa sổ cuộc xâm lăng của mọt. Bạn có thể tìm mua tinh dầu cam ở các cửa hàng bán đồ xây dựng, đồ diệt côn trùng hoặc siêu thị…
7. Chống mọt gỗ bằng cách sử dụng bột hàn the
Một trong những cách trị một gỗ mà bạn có thể sử dụng với hiệu quả rất cao chính là hàn the. Hãy trộn bột hàn the với nước theo chỉ dẫn trên bao bì. Phun dung dịch hàn the vào gỗ và để khô hoàn toàn. Lặp lại một vài lần để duy trì hiệu quả.
Bột hàn the có thể mua được tại siêu thị, hoặc các cửa hàng, xưởng nội thất,…
8. Cách diệt mọt gỗ bằng dầu gió
Mua dầu gió tại hiệu thuốc, sau đó dựng ngược đồ gỗ rồi đổ dầu gió vào lỗ mọt nhả mùn gỗ ra. Chỉ sau 15 phút, mấy chú mọt sẽ chui ra khỏi hầm. Và chắc chắn sẽ không quay lại vì Mọt rất sợ mùi bạc hà.
=> Đây là cách xử lý mọt gỗ được rất nhiều gia đình hiện đang áp dụng.
9. Cách diệt mọt bằng dầu hỏa
Một trong những cách diệt mọt gỗ tại nhà thông dụng nhất là dùng dầu hỏa:
Bước 1: Dùng bàn chải xơ tre hay vải khô có thấm dầu hỏa, bôi hoặc miết đều lên các bề mặt của gỗ. Bạn cũng có thể dùng xilanh bơm dầu hỏa vào rồi bơm vào tổ mối
Bước 2: Dùng một lớp nilon phủ lên bề mặt của gỗ để tránh mùi dầu bay ra ngoài gây khó chịu. Và giúp dầu thẩm thấu vào bên trong gỗ
Bước 3: Sau 2 tiếng, bạn bôi thêm lần nữa và tiếp tục bọc nilon và để cho khô.
Bước 4: Dùng nước xà phòng lau sạch để khử mùi của dầu đốt và yên tâm sử dụng sản phẩm.
Bước 5: Khi Mọt đã trừ xong. Bạn còn phải lấp các lỗ mọt. Hãy dùng sáp ong trộn với hợp chất gồm 10 phần dầu thông, 10 phần dầu hôi và 1 phần long não. Bạn nhồi thật kỹ và dùng hợp chất này nhét vào các lỗ mọt. Cuối cùng lấy sáp ong nguyên chất trét bằng mặt và dùng véc-ni đánh bóng. Nếu gỗ của bạn có sơn thì dùng sơn phết lên trên cũng được.
Theo các chuyên gia diệt mối, đây là phương pháp diệt mối đơn giản mà rất hiệu quả và an toàn nhưng nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ thì có thể dùng cồn thay thế dầu hỏa.
Cách diệt mọt gạo nhanh, hiệu quả nhất
Cách diệt mọt gạo bằng ánh nắng mặt trời
Phơi gạo dưới ánh nắng mặt trời là một cách diệt mọt gạo tự nhiên và phổ biến để diệt mọt gạo với hiệu quả cao. Mọt gạo không thích nắng và nhiệt độ cao. Do đó, sức nóng từ mặt trời sẽ làm cho mọt bò ra khỏi gạo nhanh chóng. Đơn giản chỉ cần phơi gạo dưới ánh nắng trong vài giờ. Sau đó bạn có thể dọn dẹp và xử lý mọt bằng cách đốt cháy hoặc thu gom và vứt vào thùng rác.
Cách diệt mọt gạo bằng tủ lạnh
Việc bảo quản gạo trong tủ lạnh sẽ tiêu diệt và ngăn chặn trứng mối mọt sinh sôi phát triển. Chính vì vậy trước khi cho gạo vào thừng đựng gạo hãy để gạo trong tủ lạnh khoảng 4 – 5 ngày.
Tuyệt đối không để gạo ở những nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào. Nắng và độ ẩm có thể làm cho gạo bị giảm sút chất lượng. Hoặc mất đi hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo.
Dùng ớt đuổi mọt gạo
Cách dùng ớt đuổi mọt gạo thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho vài quả ớt đã tách bỏ hạt vào thùng gạo, mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi.
Sau khi mọt đã ra khỏi gạo. Hãy áp dụng cách cho gạo vào tủ lạnh trong 4-5 ngày để ấu trùng mọt gạo không thể nở thành con.
Dùng muối đuổi mọt gạo
Hãy rắc một chút muối vào thùng gạo, khi ăn gạo, mọt nuốt phải muối mặn sẽ sợ và cũng bỏ đi luôn. Tuy nhiên không nên rắc nhiều muối vì có thể khiến gạo mặn và còn làm cho gạo dễ bị ẩm.
Dùng máy sấy tóc xử lý mọt gạo
Trước tiên, bạn trải gạo đã có mọt xuất hiện ra một mặt phẳng, rồi bật máy sấy lên hong gạo cho nóng. Sức nóng từ máy sấy tóc sẽ tác động khiến mọt sẽ bò lên mặt. Lúc này bạn chỉ cần gom lại và xử lý.
Cách diệt mọt gạo bằng tỏi
Tỏi có công dụng là ngăn mối mọt xâm nhập cũng như hạn chế khả năng sinh sôi của mọt. Vì vậy để lưu trữ gạo lâu dài bạn chỉ cần bỏ vài tép tỏi đã bóc vỏ lên trên gạo. Tùy theo số lượng gạo mà bạn tăng giảm lượng tỏi cho phù hợp. Bên cạnh đó tỏi còn giúp cho chất lượng gạo được giữ nguyên vẹn. Đảm bảo hoàn toàn sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe.
Dùng rượu trắng
Nếu bạn không thích mùi hăng của tỏi hay mùi cay nồng của ớt thì bạn có thể dùng rượu trắng để đuổi mọt. Cách làm cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần đặt một ly rượu vào thùng gạo. Nhưng lưu ý miệng ly phải cao hơn mặt gạo. Sau đó đổ một lượng khoảng 50g rượu trắng vào ly nhưng không đậy nắp. Tác dụng diệt khuẩn của rượu sẽ khiến mọt mói phải rời đi. Đồng thời rượu lại dễ bay hơi nên sẽ không ảnh hưởng đến hương thơm của gạo.
Cách diệt mọt gạo bằng chai nhựa
Để tránh mọt gạo và không muốn sử dụng tỏi, bạn có thể sử dụng cách diệt mọt gạo bằng chai nhựa sạch để bảo quản gạo. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng chai nhựa đã khô hoàn toàn trước khi đặt gạo vào. Nếu chai còn có nước đọng bên trong, gạo có thể bị ẩm và mốc, gây hại cho chất lượng của nó.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các sản phẩm thuốc diệt mọt. Hãy liên hệ Pest Shop, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn miễn phí và tận tâm.
Bài viết liên quan