Nhện không phải là loài côn trùng được yêu thích. Nhưng một số loài trong số đó có thể gây nguy hiểm cho con người với nọc độc mạnh mẽ. Trong hàng nghìn loài nhện, một số ít có thể gây ra cơn đau nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá TOP 12 loài nhện độc đáng sợ nhất mà bạn cần biết để tránh xa và bảo vệ mình khỏi những nguy hiểm tiềm tàng. Hãy cùng tìm hiểu để nâng cao cảnh giác và bảo đảm an toàn cho bản thân.
Đôi nét về nhện độc
Nhện độc là những loài nhện có khả năng sản sinh và truyền nọc độc có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho con người. Nọc độc của chúng thường chứa các chất hóa học có thể tấn công hệ thần kinh, mô cơ, hoặc gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số đặc điểm chung của nhện độc:
Nọc độc: Chứa các enzym hoặc độc tố có thể gây ra cơn đau, viêm, loét da, hoặc triệu chứng nghiêm trọng như sốc và khó thở.
Dấu hiệu ngoại hình: Một số loài nhện độc có màu sắc đặc biệt hoặc dấu hiệu nhận diện riêng biệt, như nhện hắc huyết với điểm đỏ dưới bụng hoặc nhện nâu với dấu hình chiếc nhẫn nâu trên lưng.
Hành vi: Nhện độc thường ẩn nấp trong các khu vực ít được làm sạch và có thể trở nên hung dữ khi bị xâm phạm.
Top 12 loài nhện độc đáng sợ nhất với con người
Loài nhện là nỗi khiếp sợ của nhiều loài vật khác thậm chí cả con người không chỉ do hình dáng bên ngoài nhiều chân, nhiều lông lá mà còn do nọc độc chết người của chúng.
Có khoảng 43.000 loài nhện trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 30 loài nhện có thể gây chết người và trong số đó có nhiều loài nhện đáng sợ nhất với con người. Dưới đây là những loài nhện độc nhất, đáng sợ nhất trên thế giới.
Nhện độc túi vàng
Nhện túi vàng khi cắn có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu và có thể kháng được hầu hết các loại kháng sinh. Một vết cắn của loài này có thể khiến chúng ta bị hoại tử. Loài nhện này có thể được tìm thấy trên khắp nước Mỹ. Địa điểm ưa thích của loài nhện này là nấp trong lá hoặc trong cỏ. May mắn là loại nhện này ít khi lại gần con người để tấn công.
Nhện độc đen lớn Tarantula
Nhện đen lớn Tarantula đính tua sống ở Nam Âu và vùng rừng nhiệt đới, tên khoa học là Lycosa tarantula. Nạn nhân của loài nhện này sẽ rơi vào hôn mê sau khi bị cắn. Chúng ta biết khá ít về loại độc mà nhện Tarantula mang.
Nhện độc chim Trung Quốc
Nhện chim Trung Quốc là một loại nhện đen lớn, với sải chân có thể dài tới 20cm. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu khá nhiều về loại nhện độc này bởi chúng khá hiếu chiến và có thể hạ gục một con động vật có vú với chỉ 1 chút ít chất độc.
Nhện độc chuột
Nhện chuột sống chủ yếu ở Australia. Loài nhện này thường cắn người nhưng không phóng kèm nọc độc. Nó có thể giết chết người nếu không có những phương pháp điều trị kịp thời.
Nhện độc nâu
Nhện nâu ẩn dật và anh em của nó, nhện nâu là những loài rất độc. Chúng thường hay ẩn mình nên số lượng nạn nhân của nó cũng không phải nhiều. Loài nhện này khi cắn gây ra hiện tượng hoại tử và đường kính chỗ hoại tử có thể lên tới 25cm. Nọc độc của loài này có thể khiến thận ngừng hoạt động, dẫn tới tử vong.
Nhện độc lưng đỏ
Nhện lưng đỏ, loài nhện độc này sống chủ yếu ở Australia. Trước khi thuốc giải độc được tìm ra, loài nhện này đã giết chết 14 người.
Nhện độc góa phụ đen
Nhện “Góa phụ đen” không chỉ độc mà còn có tập tính ăn thịt bạn tình. Nọc độc của nhện góa phụ áo đen mạnh gấp 15 lần nọc của rắn đuôi chuông. Vết cắn của nó gây ra hiện tượng co thắt cơ, thậm chí là liệt. Tuy nhiên, trước khi thuốc giải độc được tìm thấy, 5% số nạn nhân của nó đã tử vong.
Nhện độc mạng phễu
Nhện mạng phễu là loài nhện có nọc độc đáng sợ, sống trong vòng bán kính 160 km quanh thành phố Sydney (Úc). Sinh vật có nọc độc khủng khiếp, có thể giết chết một người trưởng thành trong vòng vài phút.
Chất độc của nhện mạng phễu khi xâm nhập vào cơ thể người khiến huyết áp liên tục tăng. Dẫn tới hàng triệu túi khí trong phổi vỡ tan.
So với các loài nhện bên trên, nhện mạng phễu đáng sợ hơn cả với những chiếc răng nanh rất lớn và khi cắn chúng phóng kèm nọc độc. Nọc độc của nó có thể giết chết con người.
Tuy nhiên, chỉ nhện đực mới có độc. Độc tính của loài nhện này có thể nó mạnh gấp 60 lần so với cyanide (hay cyanua, xyanua).
Chỉ với một nhát cắn, nếu không được xử lý kịp thời, nạn nhân sẽ tử vong trong vòng 1-2h. Nọc độc của nhện mạng phễu sẽ tấn công rất nhanh hệ thần kinh của nạn nhân.
Bên cạnh đó, đọc độc của loài nhện này cũng ngấm vào người rất nhanh và ảnh hưởng tới tim của nạn nhân.
Nhện độc cát 6 mắt
Nhện cát 6 mắt cũng là một loài sống ẩn cư. Ít có tiếp xúc với con người và nó cũng là một loài khá “thuần”. Nọc độc của loài này gây ra hiện tượng hoại tử và hiện tượng đông máu cục bộ dẫn tới cái chết.
Nhện độc lang thang Brazil
Nhện lang thang Brazil được vinh danh trong Kỷ lục Guinness là loài nhện độc nhất thế giới. Loài nhện này rất hiếu chiến, sẽ cắn bất cứ khi nào có thể. Nọc độc của nó có chứa chất độc, tác động lên thần kinh, khiến cơ quan hô hấp gặp vấn đề, bị ngạt thở và cuối cùng là chết. Độc của loài này có thể khiến nam giới bị bất lực.
Nhện độc sói
Loài nhện sói sống chủ yếu trong môi trường trên cạn như vùng đồng bằng, rừng núi, sa mạc, cao nguyên…
Mặc dù là nhện độc nhưng nó chỉ tấn công con người khi nhận thấy có dấu hiệu nguy hiểm và cần phải phòng thủ.
Loài nhện này có răng nanh lớn có thể gây ra chấn thương dẫn đến người bị cắn có các dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt và nhịp tim cao.
Nhện sói thường được bắt gặp dưới các khúc gỗ hoặc trong lá ở nhiều nơi trong nước Mỹ và châu Âu.
Nhện độc nữ thần
Nhện nữ thần giả cao quý. Nhìn quyền quý sang chảnh vậy thôi chứ chẳng có lòng nhân đạo chút nào đâu. Hắn là một trong những loài nhện đáng sợ trên Trái đất được tìm thấy ở Anh. Vết cắn của nó gây ra đau, sưng, buồn nôn. Còn không may bị viêm nhiễm thì vết thương có thể dẫn đến bị hoại tử! Một trong những loài nhện độc nhất đang sống trên Trái Đất có gọi tên loài nhện này rồi.
Bị nhện nhà cắn có sao không?
Theo nhiều nghiên cứu, nhện nhà không phải là động vật gây nguy hiểm cho con người. Nếu chẳng may bị nhện nhà cắn thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Bởi các vết cắn không có đủ nọc độc để gây hại cho con người, chỉ khiến chúng ta cảm thấy sưng tấy nơi vết thương mà thôi. Vì thế chỉ sau từ 1 – 2 ngày. Vết côn trùng cắn sẽ dịu đi và da chúng ta hoàn toàn có thể trở về trạng thái bình thường mà không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tuy nhiên, để vết thương sớm lành, khi bị nhện cắn. Bạn nên tuân thủ các bước hướng dẫn sau đây:
Ngay khi phát hiện vết nhện cắn trên da, bạn nên rửa bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ hoặc sử dụng các dụng cụ rửa vết thương tại nhà trong trường hợp cần thiết.
Dùng thuốc bôi côn trùng cắn lên vùng bị thương và xoa đều trong vòng 10 phút. Ngoại trừ trường hợp vết cắn nằm gần mắt thì không nên bôi.
Nếu đau nhức nhiều, bạn có thể dùng đá lạnh bọc trong khăn mềm để chườm lên vết thương giúp giảm đau và sưng.
Trong trường hợp khu vực bị nhện nhà cắn xảy ra hiện tượng co thắt cơ bắp, cơn đau nhức kéo dài nhiều ngày hoặc vùng da bị côn trùng cắn sưng phù, phồng rộp ở diện tích lớn và chuyển dần sang màu tím. Thì bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Triệu chứng khi bị nhện cắn chết người
Đây là một số dấu hiệu của vết cắn nguy hiểm của nhện, bao gồm:
- Huyết áp cao
- Điếc
- Mù lòa
- Sốt và ớn lạnh
- Đổ mồ hôi
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Vết đỏ hoặc tím trên vết cắn
- Đau đầu
- Đau cơ
- Bồn chồn
Cách phòng ngừa nhện nhà cắn
Một số giải pháp phòng ngừa nhện nhà cắn được khuyến cáo như sau:
Bạn chú ý đội mũ nón, mặc áo dài tay, đeo găng tay và đi giày che kín chân khi vận chuyển các hộp chứa đồ hoặc khi bạn thực hiện công việc dọn vệ sinh nhà kho, nhà để xe, tầng hầm, gác xép… nơi mà nhện nhà thường ẩn náu để tránh gặp nguy hiểm.
Trước khi đeo găng tay làm vườn, giày dép hoặc quần áo đã lâu không sử dụng. Bạn hãy kiểm tra kỹ càng và giũ vài lần để chắc chắn không có nhện trú ẩn bên trong.
Ngăn ngừa côn trùng gây hại và nhện bò vào nhà bằng cách chèn kín cửa sổ và cửa ra vào, hàn các kẽ hở hoặc vết nứt trên tường nhà.
Với các thùng chứa quần áo và các món đồ cũ. Bạn hãy để nó ra nhà kho hoặc loại bỏ nhằm tránh việc xuất hiện động vật gây hại.
Với những món đồ bạn muốn bảo quản và cất giữ. Hãy đặt tại vị trí cách xa tường và sàn nhà, tránh việc nhện chăng tơ và sinh sống ở đó.
Chú ý làm sạch khuôn viên quanh nhà. Dỡ bỏ các đống đá và gỗ xung quanh.
Bạn lưu ý tránh trữ củi trong nhà mà nên để ở vị trí ngoài sân hoặc nhà chứa. Hạn chế tối đa nhện xuất hiện và gây hại đến các thành viên trong gia đình.
Khi phát hiện có mạng nhện trong nhà. Hãy chú ý dọn sạch và vứt bỏ chúng trong túi được buộc chặt rồi để ra bên ngoài để tránh nhện có thể bò vào nhà một lần nữa.
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho nhện cắn
Nghệ
Củ nghệ có thể được sử dụng để điều trị vết thương và vết côn trùng cắn. Khi bị nhện cắn, bạn hãy thoa hỗn hợp gồm một muỗng cà phê bột nghệ và dầu ô liu lên vết nhện cắn. Sau một giờ, thoa tiếp vào các khu vực bị ảnh hưởng. Thực hiện cách làm này trong nhiều ngày để hiệu quả thấy rõ.
Khoai tây
Khoai tây là một phương pháp điều trị tuyệt vời cho vết cắn của nhện. Nếu vết cắn của nhện gây cảm giác bỏng rát, hãy cắt ngay một lát củ khoai tây và đắp lên vùng bị thương. Cách này sẽ giúp giảm thiểu sưng và đau. Hãy lặp lại cách này 2 đến 3 lần trong ngày để vết thương nhanh khỏi.
Muối
Muối cũng có thể được sử dụng để điều trị vết côn trùng cắn. Bởi muối chứa nhiều đặc tính giúp chữa lành vết thương. Bạn chỉ việc thoa muối lên vùng bị thương và băng lại bằng băng. Điều này làm giảm sự khó chịu và sưng tấy hiệu quả.
Gel lô hội
Nha đam chứa chất chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên, điều này chứng tỏ đây là một phương pháp hỗ trợ điều trị vết cắn của nhện an toàn, hiệu quả. Nhờ đặc tính này mà vết sưng và cảm giác đau khi bị nhện cắn giảm đi. Bạn chỉ cần massage vùng bị đau bằng gel lô hội trong vài phút, để như vậy sau một thời gian ngắn rồi rửa lại bằng nước sạch. Hãy lặp lại cách này nhiều lần trong ngày.
Tỏi
Hãy xay 3-4 tép tỏi, sau đó đắp lên vết nhện cắn và quấn băng lại qua đêm. Sáng hôm sau, hãy tháo băng và rửa sạch với nước. Với cách này cảm giác nóng rát, sưng và đỏ sẽ giảm bớt. Thực hiện biện pháp khắc phục này trong ít nhất một tuần để có kết quả./.
Nhện độc, dù không phải là loài phổ biến, vẫn mang lại những nguy cơ tiềm tàng đáng lưu ý cho sức khỏe con người. Việc nhận diện chúng qua đặc điểm ngoại hình, hành vi và môi trường sống có thể giúp bạn phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ bị cắn. Khi tiếp xúc với các loài nhện, luôn cẩn trọng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu chẳng may bị cắn, hãy xử lý vết thương kịp thời và tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Nhờ vào sự hiểu biết và chuẩn bị chu đáo, bạn có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những mối nguy hiểm mà nhện độc có thể mang lại. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về nhện, hãy liên hệ Pest Shop để được hỗ trợ nhé.