Cùng Pest Shop khám phá cách bẫy mọt kho pheromone hoạt động, lợi ích của chúng trong việc xử lý côn trùng hại trong nhà kho. Và cách sử dụng chúng để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc bảo vệ môi trường lưu trữ qua bài viết dưới đây nhé.
Pheromone là gì?
Pheromone là những chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài. Những chất này được tiết ra ngoài cơ thể côn trùng và có thể gây ra những phản ứng chuyên biệt cho những cá thể khác cùng loài.
Có loài chỉ sản xuất một số ít Pheromone. Một số loài khác lại có khả năng sản xuất nhiều hơn. Hệ thống Pheromone khá phức tạp ở các loài côn trùng sống thành xã hội. Thông tin hóa học này khác với cơ quan thị giác hay thính giác. Sự truyền bá thông tin bởi pheromone tương đối chậm (Pheromone phân tán trong không khí) nhưng tín hiệu của Pheromone được duy trì lâu, xa và đôi khi đến 2km hoặc hơn.
Pheromone là hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học tương tự như chất kích thích tố của côn trùng. Nhằm thu hút con trưởng thành vào bẫy để diệt côn trùng. Pheromone là tên gọi một hỗn hợp các hóc-môn giới tính. Hỗn hợp này tạo ra loại mùi thơm đặc trưng giống cái của một số loài côn trùng. Côn trùng đực theo đó bị dẫn dụ và bị giữ lại trong bẫy nhờ hỗn hợp keo dính tương tự như trong bẫy màu.
Pheromone là chất dẫn dụ giới tính có tác dụng thu hút trưởng thành của sâu hại được sử dụng trong dự báo tình hình và phòng trừ một số đối tượng sâu hại, ruồi vàng. Kết hợp Pheromone với các loại bẫy, côn trùng, ruồi vàng sẽ bị dẫn dụ lọt vào bẫy. Và không thể thoát ra được dẫn đến bị chết.
Vai trò của pheromore đối với đời sống côn trùng
Pheromone giữ vai trò trong nhiều hoạt động của đời sống côn trùng. Pheromone có thể là chất báo động, chất giúp cho côn trùng biết và nhận ra nhau, chất hấp dẫn sinh dục, chất quyết định cho việc tụ tập lại thành đàn của côn trùng. Và cũng là chất quyết định cho các loại hình cá thể (caste determination) của các côn trùng sống thành xã hội. Đây cũng chính là một ứng dụng trong các bẫy pheromone.
Ngoài ra, chất pheromone báo động ở các loài kiến thường được tiết ra từ hàm trên hay tuyến hậu môn. Những chất hấp dẫn sinh dụ thường được tiết ra từ con cái để hấp dẫn con đực. Ở các loài kiến thì các chất sử dụng để đánh dấu đường đi được tiết ra từ hậu môn.
Bẫy mọt kho Pheromone – liệu pháp vàng trong phòng trị côn trùng gây hại
Bẫy Pheromone có thể xử lý được ruồi vàng, sâu xanh, sâu ăn tạp (thuộc họ bướm đêm), sâu đục quả trên cây đậu đũa, hay các loại sâu tơ, sâu khoang trên nhóm rau họ cải đều. Các bẫy dính được thiết kế để giết sâu bọ trưởng thành gồm các loại bướm, bọ nhảy, bọ xít…
Một bẫy Pheromone có thể diệt sâu đục quả trên diện tích 90 mét vuông. Một bẫy màu có thể phát huy tác dụng trên diện tích 60 mét vuông.
Có rất nhiều loại cây trồng có thể áp dụng bẫy Pheromone để phòng trừ sâu hại như su hào, cải bắp, lơ xanh, cải xanh, cải ngọt, đậu cove, đậu trạch, hành hoa, cà chua… (đối tượng sâu hại là sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh da láng hại hành, sâu đục quả cà chua).
Sử dụng bẫy Pheromone không chỉ giúp diệt sâu. Mà còn giúp bà con dự đoán được thời điểm có sâu hại nhiều. Theo các nhà khoa học, để hiệu quả phòng trừ được cao. Việc sử dụng bẫy phải sử dụng đồng loạt. Khi mật độ sâu cao cần kết hợp thêm thuốc trừ sâu sinh học
Sử dụng bẫy giúp tăng được năng suất lên 70% so với bình thường. Và sản phẩm lại rất an toàn. Loại trừ được việc dùng thuốc trừ sâu như trước đây.
Việc sử dụng bẫy Pheromone không gây độc hại đối với con người. Bảo vệ côn trùng có ích và môi trường sinh thái. Song vẫn khống chế tốt quần thể sâu phát sinh, phát triển trên đồng ruộng. Giúp giảm số lần sử dụng thuốc BVTV trong vụ mà vẫn bảo đảm hiệu quả phòng trừ.
Ứng dụng bẫy pheromone trong nhà kho
Đối với mọt gỗ: mọt gỗ là một trong những loài côn trùng gây hại phổ biến trong nhà kho. Đặc biệt là những nơi lưu trữ đồ gỗ. Bẫy mọt kho pheromone được thiết kế đặc biệt để thu hút và kiểm soát mọt gỗ. Giúp bảo vệ các sản phẩm gỗ khỏi sự tấn công của chúng.
Đối với côn trùng ăn thực phẩm: các loài côn trùng như mọt ngũ cốc. Bọ cánh cứng thường xuất hiện trong kho thực phẩm. Bẫy mọt kho pheromone có thể giúp kiểm soát và giảm thiểu sự xâm nhập của chúng. Từ đó bảo vệ chất lượng thực phẩm lưu trữ.
Đối với các loại côn trùng khác: bẫy pheromone cũng có thể được sử dụng để quản lý nhiều loài côn trùng khác nhau. Tùy thuộc vào loại pheromone được phát ra và mục tiêu kiểm soát.
Lợi ích của bẫy pheromone
Bẫy pheromone có rất nhiều lợi ích trong ngành công nghiệp kiểm soát côn trùng gây hại. Một số lợi ích chính bao gồm:
Hiệu quả: Bẫy pheromone là một công cụ hiệu quả để kiểm soát số lượng côn trùng gây hại trong khu vực bị tác động.
An toàn: Bẫy pheromone không gây hại cho con người, động vật. Hoặc cây trồng khác ngoài loại côn trùng mục tiêu.
Thân thiện với môi trường: Bẫy pheromone không gây ô nhiễm môi trường. Và không làm suy giảm chất lượng đất.
Tăng năng suất cây trồng: Bẫy pheromone giúp giảm thiểu sự phát triển của các loại côn trùng gây hại. Giúp tăng năng suất của cây trồng.
Cách sử dụng bẫy mọt kho pheromone và côn trùng hại kho
Để sử dụng bẫy pheromone, bạn cần lắp đặt bẫy pheromone tại các vị trí chiến lược trong khu vực bị tác động. Các vị trí này có thể là các vùng có nhiều cây trồng hoặc các khu vực công nghiệp.
Sau khi lắp đặt, bẫy pheromone sẽ giải phóng hóa chất pheromone, thu hút côn trùng gây hại. Côn trùng sẽ bị mắc kẹt trong bẫy và không thể phát triển hoặc sinh sản nữa.
Các loại bẫy pheromone được thiết kế cho các loại côn trùng cụ thể. Vì vậy, bạn cần phải biết loại côn trùng nào đang gây hại cho cây trồng hoặc khu vực của bạn trước khi lắp đặt bẫy pheromone.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát và kiểm tra các bẫy pheromone thường xuyên để đảm bảo chúng vẫn hoạt động tốt. Nếu cần thiết, bạn có thể thay thế hoặc tăng số lượng bẫy pheromone để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bẫy pheromone là một công cụ hiệu quả trong ngành công nghiệp kiểm soát côn trùng gây hại. Sử dụng bẫy pheromone có nhiều lợi ích như hiệu quả, an toàn, thân thiện với môi trường và tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần biết loại côn trùng đang gây hại và sử dụng các loại bẫy pheromone phù hợp. Hơn nữa, bạn cần quan sát và kiểm tra các bẫy pheromone thường xuyên để đảm bảo chúng vẫn hoạt động tốt. Với các lợi ích trên, bẫy pheromone là một công cụ quan trọng giúp kiểm soát số lượng côn trùng gây hại trong ngành công nghiệp và bảo vệ năng suất cây trồng.