Kiến thức khoa học và đặc điểm sinh học của loài chuột nhà

32 Views

Chuột nhà là sinh vật gây hại quen mặt của bất kỳ ngôi nhà nào. Số lượng chuột trong nhà của chúng ta khá lớn, lại không dễ dàng để tiêu diệt tận gốc. Cùng Pest Shop tìm hiểu về đặc điểm sinh học của loài chuột nhà này qua bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm sinh học của loài chuột nhà

Chuột nhà có tên khoa học là: Mus domesticus. Chúng được bao phủ bởi lớp lông ngắn có màu nâu sáng. Hoặc màu từ xám đến đen với bụng có màu sáng hơn.

Kích thước: 7 – 9.5 cm chiều dài, với một cái đuôi xung quanh cùng độ dài.

Trọng lượng: 12 – 30 g.

Chuột nhà chân tương đối nhỏ với đầu và đôi mắt to và đôi tai phân biệt chúng từ một con chuột nâu trẻ (Rattus norvegicus).

Chuột nhà có thể đi, chạy trên tất các bốn chân, cũng có thể đứng trên 2 chân sau. Ngoài ra, đuôi của chúng còn các tác dụng hỗ trợ, cung cấp sự cân bằng khi chuyển động. Chuột nhà có thể nghe và giao tiếp với những con chuột khác thông qua tiếng rít.

Kiến thức khoa học và Đặc điểm sinh học của loài Chuột nhà

Vòng đời

4 – 16 con mỗi lứa; 7-8 năm.

Thời gian mang thai khoảng 3 tuần.

8 -12 tuần từ sơ sinh đến tuổi trưởng thành.

Thói quen

Thông thường chuột sống khu vực nhà dân và đào hang, loài chuột này cũng hay leo trèo.

Thức ăn ưa thích là các loại ngũ cốc.

Sẽ ăn khoảng 3g thức ăn một ngày và có thể tồn tại mà không cần bất kỳ nước bổ sung. Chuột có thể uống nước đến 3ml một ngày, nếu chế độ ăn uống của chuột là đặc biệt khô.

Sinh sản.

Chuột nhà được biết đến với khả năng sinh sản rất nhanh chóng. Một con chuột cái có khả năng đẻ 8 lứa/năm.mỗi lứa 6 con. Sau khi mang thai 21 ngày những con chuột con sẽ được sinh ra, lúc này chuột con sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ vì chúng chưa thể nhìn thấy ánh sáng. Sau 21 ngày từ khi sinh ra những con chuột con có thể cai sữa và bắt đầu di chuyển ra khỏi tổ để khám phá môi trường. Sau 35 ngày các cơ quan sinh dục của chuột phát triển và có thể giao phối được sau 6 tuần tuổi.

Giác quan và giao tiếp của chuột nhà

Thị giác

Vì là động vật chủ yếu sống về đêm, chuột nhà có ít hoặc không có khả năng nhận biết màu sắc. Bộ máy thị giác của loài chuột này về cơ bản là tương tự như con người. Vùng “bụng” của võng mạc chuột có mật độ tế bào hình nón nhạy cảm tia cực tím (UV) cao hơn nhiều so với các khu vực khác của võng mạc, mặc dù ý nghĩa sinh học của cấu trúc này chưa được biết rõ.

Giác quan và giao tiếp của chuột nhà

Thính giác

Chuột có thể nghe được với dải tần số rộng. Chúng có thể cảm nhận âm thanh ở tần số từ 80 Hz đến 100 kHz (tức là trong dải siêu âm), nhưng nhạy cảm nhất trong phạm vi 15–20 kHz và khoảng 50 kHz. Chúng giao tiếp bằng tiếng kêu chít chít trong dải âm thanh mà con người cảm nhận được (đối với cảnh báo từ xa) và trong dải siêu âm (khi giao tiếp gần).

Khứu giác

Chuột nhà cũng sử dụng các pheromone làm tín hiệu giao tiếp trong xã hội. Nước mắt và nước tiểu của chuột đực cũng có chứa pheromone. Chuột phát hiện pheromone chủ yếu nhờ xương lá mía nằm ​​ở phía dưới mũi.

Nước tiểu của chuột nhà, đặc biệt là chuột đực, có mùi mạnh và đặc trưng. Trong nước tiểu chuột, người ta phát hiện được ít nhất mười hợp chất khác nhau như alkan, alcohol…

Mùi của những con đực trưởng thành hoặc từ con cái mang thai hoặc cho con bú có thể làm tăng tốc độ hoặc làm chậm sự trưởng thành sinh dục ở con cái vị thành niên. Và đồng bộ hóa chu kỳ sinh sản ở con cái trưởng thành (được gọi là hiệu ứng Whitten). Mùi của những con chuột đực lạ có thể chấm dứt thai kỳ. Đây là hiệu ứng Bruce.

Xúc giác

Chuột nhà có thể dùng râu để cảm nhận bề mặt và chuyển động không khí. Chúng cũng dùng râu để sử dụng trong quá trình hướng động tiếp xúc. Những con chuột nhà bị mù bẩm sinh có râu mép rất phát triển.

Dấu hiệu nhận biết chuột nhà xâm nhập vào nhà

Là loài gặm nhấm chuyên hoạt động vào ban đêm. Tuy nhiên chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được nhà mình có chuột hay không?

Dấu hiệu nhận biết chuột nhà đang xâm nhập vào nhà bạn

Nếu bạn phát hiện ra nhà mình có những hạt nhỏ, đen, dài khoảng 3 – 6 mm 2 đầu nhọn thì đích thị đó là phân chuột.

Hoặc đôi khi bạn có thể nhầm lẫn giữa phân chuột nhà với những con gián Mỹ. Mặc dù kích thước tổng quát và sự xuất hiện của các phân tương tự nhau nhưng phân chuột thường có dính lông của chúng. Còn phân gián không nhọn và thường có hình dạng rặng núi chạy xuống hai bên.

Dấu chân

Để nhận biết nhà mình có loài côn trùng này không hãy để ý xem chúng có để lại dấu chân hay vết trên các bề mặt mà chúng lui tới. Bạn sẽ dễ dàng biết được có chú chuột nào xâm nhập vào ngôi nhà của mình hay không nếu thấy vết chân trước bốn ngón và một dấu chân năm ngón đó là dấu hiệu rõ ràng nhà bạn đã xuất hiện chuột.

Gặm nhấm / nhai

Chuột nhà được biết đến với khả năng nhai các đồ vật, dấu răng cũng là một đặc điểm để xác định chúng có tồn tại trong ngôi nhà của mình hay không. Chuột nhà có xu hướng xây tổ trong các tủ chứa tài liệu vì ở đó cung cấp một môi trường bảo vệ tốt.

Âm thanh

Trong những giờ buổi tối, nhất là khi trời tối và yên tĩnh. Bạn có thể nghe được âm thanh ồn ào từ những con vật nhỏ này trên trần nhà và các tủ đồ.

Mùi

Nước tiểu của chuột đóng một vai trò quan trọng trong việc giao tiếp với các loài động vật gặm nhấm khác. Thông thường, các loài gặm nhấm này sẽ đánh dấu một khu vực để thu hút phái nữ. Hoặc cảnh báo các con đực khác. Một mùi riêng biệt có thể trở nên đáng chú ý trong một khu vực có dân số loài gặm nhấm lớn.

Tác hại chuột nhà gây ra

Loài chuột này nhìn nhỏ bé hơn so với nhiều loài chuột khác. Tuy nhiên những ảnh hưởng xấu mà chúng gây ra cho con người cũng vô cùng nghiêm trọng.

Tác hại chuột nhà gây ra

Phá hoại các công trình, mạng lưới điện

Với đặc điểm cơ thể nhỏ, thon dài và di chuyển linh hoạt nên chúng có thể chui vào các ngách nhỏ, di chuyển theo đường dây điện,… Chúng có thể cắn bất cứ đồ vật gì cản trở chúng trong quá trình di chuyển.

Do đó, những vụ chập cháy điện thường do chúng gây nên. Nhẹ thì bị cúp điện sinh hoạt. Nặng thì gây ra những vụ chập cháy nổ điện gây hư hỏng các thiết bị điện trong nhà. Thậm chí chuột đã gây ra những vụ cháy lớn.

Chuột nhà cắn nát vật dụng, đồ đạc

Bất kể những loại vật dụng mềm và ẩm, để ở chỗ tối đều có nguy cơ bị loại chuột này gặm nhấm. Chắc bạn không bất ngờ khi cuốn sách bị dính đồ ăn và chuột đã xé nát nó. Quần áo để qua đêm hay những đồ dùng để ở chỗ tối và ẩm ướt chúng cũng không trừ ra..

Chuột nhắt và tác hại nó gây ra thực sự ảnh hưởng đến đời sống của con người rất nhiều. khi cắn xé các vật dụng, chúng thường gây ra các tiếng động khiến thính giác của chúng ta rất khó chịu.

Do đó, điều cần thiết khi bố trí các vật dụng trong nhà. Luôn giữ chúng gọn gàng và với những đồ ẩm ướt thì nên để ở những nơi thông thoáng.

Chuột nhà gây ảnh hưởng thực phẩm

Ngoài sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như thời tiết, nguồn nước… Chuột nhắt là một trong những tác nhân làm giảm năng suất gieo trồng, sản lượng nông sản và hoa màu của người nông dân.

Chuột nhà cắn phá thực phẩm

Tất cả những đồ ăn của con người chuột nhắt đều có thể bò, nếm và ăn những loại thức phẩm này.

Chúng có thể ăn gạo, cơm, ngô, khoai, sắn đang sống hoặc đã chín, các loại trái cây như ổi, táo,…Và tất cả những thứ này khi bị chuột ăn đều để lại một mùi khó chịu gây ôi thiu hoặc hỏng đồ ăn.

Do đó, khi chế biến bất kỳ một món ăn nào. Chúng ta nên để đồ ăn vào các hộp, xong có nắp đậy. Điều này giúp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng.

Chuột nhà lây truyền bệnh

Chuột nhắt là vật chủ của rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng mang mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chuột nhắt và tác hại của chúng rất lớn khi chúng là nguồn mang mầm bệnh.

Các mầm bệnh có thể tồn tại trong hệ bài tiết, nước tiểu, phân của vật chủ. Mà thức ăn của các loài chuột chính là thức ăn chủ yếu của con người. Do đó khả năng nhiễm và lây bệnh tương đối cao.

Các loại bệnh thường gặp mà chuột có thể lây sang người: Sốt khi bị chuột cắn, bệnh dịch hạch gây khó thở, ho ra máu, các loài giun sán,…gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

Thông qua việc nắm được những thông tin của chuột nhà mà Pest shop đề cập trên đây, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm thông tin và nâng cao ý thức của mình trong việc tiêu diệt, ngăn ngừa và phòng chống sự sinh sôi, phát triển cũng như gây hại của loài chuột nhà này.

4/5 - (26 bình chọn)

Vũ Tuyên - Chuyên gia

Tôi là Vũ Tuyên , Giám đốc của Công ty TNHH Pest Shop Việt Nam .
Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Phân phối Thiết bị, vật tư Kiểm soát côn trùng dịch hại ( PCO ) , tôi đã và đang Phân phối các Sản phẩm đến từ Mỹ , Đức , Hàn Quốc , Nhật Bản , Thụy Sỹ , Việt Nam ... Với chuyên môn của mình, hi vọng các nội dung tôi chia sẻ trên https:/PestShop.vn/ sẽ giúp quý khách hàng hiếu rõ hơn về sản phẩm của công ty.

PEST SHOP  - CÔNG TY PHÂN PHỐI THIẾT BỊ , DIỆT CÔN TRÙNG HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Tại sao chọn PEST SHOP ?

  • Chính Hãng : Bayer ( Đức ), Basf ( Đức ) ,Syngenta ( Thụy Sỹ ) ,Sumitomo ( Nhật ) , Ensytex ( Mỹ ) , Hợp Trí ( Việt Nam ) , SM  Bure ( Hàn Quốc ) , …  | Giá Rẻ : Cam kết giá rẻ nhất thị trường Việt Nam - Rẻ hơn hoàn tiền 100%  |Bảo Hành : từ 1 - 24 tháng tùy sản phẩm 
  • Hóa Đơn : Có hóa đơn thuế VAT , kiểm định , lưu hành của thuốc  | Free Ship : Chính sách Miễn phí phí vận chuyển lên tới 80% các đơn hàng  | Kho hàng :  Hà Nội - Đà Nẵng - TP.HCM  | Bán đa kênh : Shopee , Tiki, Lazada , Sendo, Tiktok Shop , Youtube  , Facebook , ....

Sản phẩm liên quan

Free Ship

Còn Hàng
4.4/5 - (20 bình chọn)
Liên hệ
So sánh Đã thêm so sánh

Free Ship

Còn Hàng
4.3/5 - (32 bình chọn)
Liên hệ
So sánh Đã thêm so sánh

Free Ship

Còn Hàng
4.4/5 - (16 bình chọn)
Liên hệ
So sánh Đã thêm so sánh
Xem thêm sản phẩm Thuốc Diệt chuột

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng So sánh ngay Xoá tất cả sản phẩm
Đóng

Tìm kiếm sản phẩm