Nếu bạn nghi ngờ rằng mình hoặc thú cưng có thể bị bọ chét cắn. Việc nhận diện sớm dấu hiệu bị bọ chét cắn là rất quan trọng để xử lý kịp thời. Pest Shop xin chia sẻ những cách giúp bạn nhận biết và phát hiện dấu hiệu bị bọ chét cắn một cách dễ dàng qua bài viết dưới đây nhé.
Những loài bọ chét thường gặp
Trên thế giới có tới trên 2.200 loài bọ chét, trong đó có những loài thường gặp là:
Bọ chét chuột
Xenopsylla cheopis là một loài ký sinh trên các động vật gặm nhấm. Chủ yếu là chuột, đóng vai trò là vector của bệnh dịch hạch và sốt phát ban chuột. Sự lan truyền bệnh xảy ra khi bọ chét hút máu động vật gặm nhấm, và sau đó hút máu người. Đầu tiên dịch hạch xảy ra ở các động vật hoang dại như chuột và các loài gậm nhấm khác. Con người có thể bị nhiễm bệnh dịch hạch do bọ chét hút máu động vật mắc dịch hạch và truyền trực khuẩn Yersinia pestis sang cho người qua vết đốt. Bọ chét chuột không có hàng răng lược ở hàm và ở ngực. Đặc điểm này được dùng để phân biệt với các loài bọ chét mèo, bọ chét chó và những loài bọ chét khác.
Bọ chét mèo
Trước đây chỉ có 1 loài, ngày nay đã xác định là 2 loài: Ctenocephalides felis felis và Ctenocephalides felis orientis là những loài bọ chét phân bố rộng rãi và có số lượng quần thể đông đảo nhất trên thế giới và Việt Nam. Vật chủ chính của bọ chét mèo là mèo nhà, nhưng cũng lây nhiễm cho phần lớn các loài chó trên thế giới. Bọ chét mèo cũng có thể có chu trình sinh học trên các loài động vật ăn thịt khác và trên loài thú có túi Virginia. Bọ chét mèo có thể lây truyền các loài ký sinh khác và lây nhiễm cho chó, mèo cũng như con người. Các vi khuẩn chính và bệnh lây nhiễm qua bọ chét mèo gồm Bartonella, sốt phát ban chuột, và apedermatitis.
Ngoài ra, bọ chét mèo đã được tìm thấy mang Borrelia burgdorferi, tác nhân gây bệnh Lyme. Tuy nhiên khả năng lan truyền bệnh này của bọ chét mèo hiện nay vẫn chưa rõ.
Bọ chét chó
Ctenocephalides canis là loài chủ yếu sống ký sinh ở chó các nước ôn đới hiếm gặp ở Việt Nam.
Bọ chét người
Pulex irrtans ít quan trọng vì loài bọ chét này không thường xuyên lưu lại trên người sau khi chích đốt máu. Bọ chét người thường sống trong chuồng gia súc, gia cầm, ẩn náu vào các khe, kẽ, thảm trải nền nhà, chăn, màn, giường, chiếu… Loài bọ chét người cũng có thể có khả năng truyền bệnh từ người mắc bệnh sang người lành khi bị chích đốt máu.
Cách nhận biết bọ chét
Nhìn chung, bọ chét sẽ có các đặc điểm sau đây:
Bọ chét không có cánh, dài khoảng 2 – 8mm, thân hình bầu dục;
Màu sắc nâu nhạt cho đến nâu đậm;
Đầu bọ chét nhỏ không cân xứng với thân mình;
Bọ chét có 6 chân, 2 chân sau lớn hơn giúp chúng nhảy xa.
Đặc điểm vết cắn của bọ chét
Vết cắn của bọ chét không giống với vết côn trùng cắn bọng nước khác, chúng có các đặc điểm sau đây:
Vết cắn nhỏ, sưng đỏ;
Có vết quầng đỏ xung quanh vết cắn trung tâm;
Vết cắn bọ chét thường có thành từng nhóm nhỏ 3 – 4 nốt hoặc thẳng hàng;
Vị trí bị cắn thường ở quanh mắt cá chân;
Bọ chét cũng có thể cắn ở quanh eo, nách, trong khuỷu tay và phía sau đầu gối.
Bị bọ chét cắn có triệu chứng gì?
Người bị bọ chét cắn sẽ cảm thấy rất đau và ngứa. Bên cạnh đó, xung quanh vết cắn cũng có thể bị nổi mề đay hoặc phát ban. Người bị cắn có thể bị ngứa khó chịu và gãi quá mức, làm cho xung quanh vết cắn bị trầy da, nổi mụn trắng và nhiễm trùng.
Các dấu hiệu bị bọ chét cắn
Dấu hiệu bọ chét cắn sẽ có một số đặc trưng nhất định. Bạn nên biết về các dấu hiệu này để có cách xử lý kịp thời để giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa vết cắn trở nặng hơn. Sau đây là các dấu hiệu bọ chét cắn thường gặp:
Vết cắn có các đốm nhỏ sẫm màu, xung quanh là vùng da bị sưng đỏ;
Bàn chân và cẳng chân thường bị bọ chét cắn;
Có thể cảm nhận cơn đau ngay khi bọ chét cắn;
Bọ chét có thể cắn liên tục 2 – 3 lần cùng một chỗ;
Vết cắn đau là do cảm giác ngứa khiến cơ thể khó chịu;
Trẻ sơ sinh thường bị bọ chét cắn do chơi gần các khu vực trú ẩn của bọ chét.
Bạn cần làm gì nếu có dấu hiệu bị bọ chét chó cắn
Khi bị bọ chét chó cắn, bạn cần thực hiện các bước sau để xử lý kịp thời và giảm thiểu các triệu chứng:
1. Làm sạch vùng da bị cắn
Rửa sạch: rửa ngay vùng da bị cắn bằng nước ấm và xà phòng nhẹ để làm sạch vết cắn và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Sát khuẩn: sau khi rửa, bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn nhẹ để làm sạch thêm và ngăn ngừa vi khuẩn.
2. Giảm ngứa và sưng
Kem chống ngứa: áp dụng kem chống ngứa hoặc thuốc mỡ chứa hydrocortisone lên vùng da bị cắn để giảm ngứa và sưng.
Chườm lạnh: đặt một miếng vải sạch, ẩm lạnh lên vùng da bị cắn trong khoảng 10-15 phút để giảm sưng và cảm giác ngứa.
3. Theo dõi các triệu chứng
Kiểm tra nhiễm trùng: theo dõi vết cắn để xem có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng tấy, hoặc chảy mủ không. Nếu có, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Theo dõi dị ứng: nếu xuất hiện các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, sưng mặt hoặc môi, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
4. Phòng ngừa lây lan khi có dấu hiệu bị bọ chét cắn
Tẩy sạch môi trường: làm sạch khu vực mà chó tiếp xúc để ngăn ngừa sự lây lan của bọ chét. Giặt nệm, chăn và các vật dụng khác của chó.
Sử dụng sản phẩm chống bọ chét: đảm bảo chó được điều trị chống bọ chét bằng các sản phẩm phù hợp như thuốc nhỏ, cổ vật chống bọ chét hoặc thuốc xịt.
5. Thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu bị bọ chét cắn
Thăm khám bác sĩ: nếu bạn cảm thấy triệu chứng nghiêm trọng. Hoặc không giảm sau khi thực hiện các biện pháp tự chăm sóc. Hãy thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị chuyên sâu.
Cách phòng ngừa bọ chét trong nhà
Bạn nên áp dụng các cách diệt bọ chét đơn giản tại nhà sau đây:
Vệ sinh khu vực của thú cưng và các vật dụng quanh nhà bằng thuốc diệt côn trùng.
Vệ sinh liên tục trong 1 – 2 lần để diệt trừ hoàn toàn trứng bọ chét.
Hút bụi các khe gỗ, thảm lót sàn, góc nhà… vì đây là nơi bọ chét có thể trú ẩn.
Dùng bình xịt bọ chét theo đúng hướng dẫn sử dụng.
Sử dụng dịch vụ diệt côn trùng tại nhà nếu như có dấu hiệu bọ chét cắn trong thời gian dài.
Khi nào cần đi khám khi xảy ra dấu hiệu bị bọ chét cắn?
Bạn nên đến khám bác sĩ da liễu nếu như có các dấu hiệu bọ chét cắn như khó thở, buồn nôn, sưng môi hoặc mặt. Vết cắn từ bọ chét có thể khiến bạn bị nhiễm trùng. Từ đó, vi rút gây bệnh nguy hiểm có thể tấn công hệ miễn dịch của bạn.
Ngoài ra, bọ chét phát triển mạnh vào giai đoạn chuyển tiếp từ mùa xuân sang mùa hè. Nếu thấy cơ thể có phản ứng dị ứng và viêm da thì nên sớm đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Dấu hiệu bọ chét cắn không khó để nhận biết. Vì vậy, bạn cần dành thời gian quan sát vết cắn trên cơ thể của mình hoặc của con cái để có hướng xử lý kịp thời. Mặc dù vết cắn bọ chét không nguy hiểm đến tính mạnh nhưng bạn cũng không nên chủ quan nhé.