Con bọ chét là một loài côn trùng ký sinh có thể gây ra nhiều vấn đề cho cả con người và động vật. Khi bị bọ chét cắn, bạn có thể bị lây nhiễm một số mầm bệnh hoặc bị dị ứng, viêm da tại chỗ. Cùng Pest Shop tìm hiểu tất tần tật kiến thức về con bọ chét để giúp bạn bảo vệ gia đình khỏi sự xâm nhập của chúng nhé.
Bọ chét là gì?
1. Đặc điểm sinh học
Kích thước: bọ chét rất nhỏ, thường dài khoảng 1-4 mm.
Hình dạng: chúng có cơ thể dẹt, màu nâu đỏ và rất nhanh nhẹn.
Chân: bọ chét có chân sau dài và khỏe, giúp chúng nhảy xa để di chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác.
2. Vòng đời
Trứng: Chúng đẻ trứng trên vật chủ hoặc trong môi trường xung quanh. Trứng có thể rơi xuống sàn nhà, giường, hoặc thảm.
Ấu trùng: Trứng nở thành ấu trùng. Sống trong các môi trường tối và ẩm ướt, như dưới thảm hoặc trong khe nứt.
Nhộng: ấu trùng biến thành nhộng, nơi chúng chuyển hóa thành bọ chét trưởng thành.
Trưởng thành: sau khoảng 2-3 tuần. Bọ chét trưởng thành sẽ xuất hiện và tìm vật chủ để hút máu.
Những loài bọ chét thường gặp
Trên thế giới có tới trên 2.200 loài bọ chét, trong đó có những loài thường gặp là:
Bọ chét chuột
Xenopsylla cheopis là một loài ký sinh trên các động vật gặm nhấm. Chủ yếu là chuột, đóng vai trò là vector của bệnh dịch hạch và sốt phát ban chuột. Sự lan truyền bệnh xảy ra khi bọ chét hút máu động vật gặm nhấm, và sau đó hút máu người. Đầu tiên dịch hạch xảy ra ở các động vật hoang dại như chuột và các loài gậm nhấm khác. Con người có thể bị nhiễm bệnh dịch hạch do bọ chét hút máu động vật mắc dịch hạch và truyền trực khuẩn Yersinia pestis sang cho người qua vết đốt. Bọ chét chuột không có hàng răng lược ở hàm và ở ngực. Đặc điểm này được dùng để phân biệt với các loài bọ chét mèo, bọ chét chó và những loài bọ chét khác.
Bọ chét mèo
Trước đây chỉ có 1 loài, ngày nay đã xác định là 2 loài: Ctenocephalides felis felis và Ctenocephalides felis orientis là những loài bọ chét phân bố rộng rãi và có số lượng quần thể đông đảo nhất trên thế giới và Việt Nam. Vật chủ chính của bọ chét mèo là mèo nhà, nhưng cũng lây nhiễm cho phần lớn các loài chó trên thế giới. Bọ chét mèo cũng có thể có chu trình sinh học trên các loài động vật ăn thịt khác và trên loài thú có túi Virginia. Bọ chét mèo có thể lây truyền các loài ký sinh khác và lây nhiễm cho chó, mèo cũng như con người. Các vi khuẩn chính và bệnh lây nhiễm qua bọ chét mèo gồm Bartonella, sốt phát ban chuột, và apedermatitis.
Ngoài ra, bọ chét mèo đã được tìm thấy mang Borrelia burgdorferi, tác nhân gây bệnh Lyme. Tuy nhiên khả năng lan truyền bệnh này của bọ chét mèo hiện nay vẫn chưa rõ.
Bọ chét chó
Ctenocephalides canis là loài chủ yếu sống ký sinh ở chó các nước ôn đới hiếm gặp ở Việt Nam.
Bọ chét người
Pulex irrtans ít quan trọng vì loài bọ chét này không thường xuyên lưu lại trên người sau khi chích đốt máu. Bọ chét người thường sống trong chuồng gia súc, gia cầm, ẩn náu vào các khe, kẽ, thảm trải nền nhà, chăn, màn, giường, chiếu… Loài bọ chét người cũng có thể có khả năng truyền bệnh từ người mắc bệnh sang người lành khi bị chích đốt máu.
Bọ chét chuột miền Bắc
Nosospsyllus fasciatus chủ yếu gặp ký sinh trên chuột ở vùng ôn đới, không gặp ở Việt Nam.
Các bệnh do bọ chét gây ra
Con người thường bị bọ chét mèo (Ctenocephalis felis) đốt nhiều nhất. Sau đó là bọ chét chó (C. canis), bọ chét người (Pulex irritans). Bọ chét đốt gây ngứa và đôi khi rất khó chịu. Bị đốt nhiều có thể dẫn dến dị ứng và viêm da.
Vi khuẩn dịch hạch được chúng truyền và con người có thể nhiễm bệnh do bị bọ chét đã hút máu động vật bị dịch hạch đốt. Trước đây, dịch hạch đã được gọi là các chết đen và là nguyên nhân gây ra các vụ dịch thảm khốc.
Bệnh sốt phát ban do bọ chét còn gọi là sốt phát ban chuột. Nó được lây lan chủ yếu do bọ chét chuột và bọ chét mèo, con người bị lây nhiễm do sự ô nhiễm từ phân khô và xác bọ chét.
Việc hiểu biết về các loài bọ chét là rất quan trọng. Giúp chúng ta nắm được sự phân bố của chúng, mật độ, khả năng gây bệnh và truyền bệnh của chúng.
Nguyên nhân bị bọ chét căn
1. Sự có mặt của bọ chét trong môi trường
Vật chủ: Chúng chủ yếu ký sinh trên động vật như chó, mèo, hoặc gia súc. Nếu vật nuôi của bạn bị nhiễm bọ chét. Chúng có thể di chuyển và cắn người.
Sự lan truyền: Loài này có thể sống trong các khu vực như thảm, giường. Và các khu vực xung quanh nhà. Nếu môi trường xung quanh bạn có bọ chét, chúng có thể cắn người khi không có vật chủ động vật gần đó.
2. Sự tiếp xúc với bọ chét
Thú cưng: Nếu bạn tiếp xúc gần gũi với thú cưng bị nhiễm bọ chét, bạn có thể bị cắn. Chúng có thể nhảy từ thú cưng sang người.
Khu vực độc hại: Đi bộ hoặc ngồi trên cỏ, thảm. Hoặc các khu vực có bọ chét có thể dẫn đến việc bị cắn nếu bạn không chú ý.
3. Đặc tính sinh học
Hấp dẫn mùi hương: Bọ chét bị thu hút bởi nhiệt độ cơ thể và khí CO2 mà chúng ta thở ra. Điều này làm cho chúng dễ dàng phát hiện và cắn người.
Môi trường ẩm ướt: Bọ chét ưa thích các môi trường ẩm ướt và tối tăm. Vì vậy nếu nhà bạn có những khu vực như vậy, có thể tăng nguy cơ bị chúng cắn.
Vết cắn bọ chét trông như thế nào?
Vết cắn của bọ chét thường xuất hiện ở quanh bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân… Nếu không để ý và giữ vệ sinh sạch sẽ. Chúng có thể di chuyển khắp người và để lại “dấu vết” ở bất kỳ nơi nào. Nhất là vùng có lông rậm rạp hay tiếp xúc nhiều với quần áo như vùng bụng áp sát lưng quần, vùng cổ chân tiếp xúc với vớ…
Hầu hết trường hợp, vết cắn của loài này sẽ có những đặc điểm như sau:
- Các vết cắn rất nhỏ trên da với một chấm đỏ nằm chính giữa
- Thường xuất hiện từng nhóm với ba hoặc bốn vết cắn. Đôi khi thành một dãy dài màu đỏ
- Đôi khi trên da có đóng vảy và được bao quanh bởi một vòng tròn màu đỏ nhạt.
- Tuy nhiên, một số bọ chét khi cắn người không để lại dấu hiệu gì nên không được chú ý.
Cách xử lý khi bị bọ chét cắn
Hầu hết các trường hợp bị bọ chét cắn đều không cần điều trị. Tuy nhiên, người bị cắn cũng cần theo dõi các vết cắn để nhận biết sớm các phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng như phát ban hoặc mụn nước trắng để xử lý kịp thời.
Sau khi bị cắn cần theo dõi các vết cắn để nhận biết sớm các phản ứng dị ứng. Nếu tình trạng tồi tệ bạn nên đến cơ sở y tế để điều trị.
Một số loại thuốc có thể sử dụng để bôi khi bị loài này cắn như kem dưỡng da chứa calamine, cortisone, thuốc kháng histamin.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp trị bọ chét cắn tại nhà dưới đây:
Rửa vết bọ chét cắn: Sử dụng xà phòng sát khuẩn để rửa vết thương và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh thường xuyên để giảm sưng tấy vùng bị cắn. Tuyệt đối không gãi vùng bị cắn để tránh làm tổn thương da.
Bôi nước trà xanh: Dùng một ít trà xanh và lấy nước xoa lên vùng da bị tổn thương rồi dùng khăn lau lại hẹ nhàng sẽ giúp làm dịu da, giảm sưng và giúp vết thương mau lành.
Thoa gel lô hội: Lấy gel lô hội từ trong lá và thoa lên vết thương trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Cách này giúp giảm viêm, kích ứng và nhanh chóng lành vết thương.
Biện pháp phòng tránh bọ chét cắn
Ngoài những thắc mắc xoay quanh vấn đề bị bọ chét cắn có sao không? thì việc phòng tránh chúng cắn là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Để tránh bị loài này cắn, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
Mặc quần áo che chắn
Khi tiếp xúc với môi trường nơi có thể tồn tại bọ chét. Hãy mặc quần áo dài tay và giày đóng để che chắn da khỏi cắn.
Sử dụng kem chống muỗi
Sử dụng kem chống muỗi hoặc kem chống côn trùng có chứa chất chống côn trùng để giảm khả năng bọ chét cắn.
Kiểm tra đồ đạc và vật nuôi
Trước khi mang đồ đạc hay vật nuôi vào nhà. Hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo không có bọ chét.
Giữ vệ sinh nhà cửa
Quét, lau chùi và diệt trừ côn trùng định kỳ trong nhà cửa để giảm nguy cơ bị xâm nhập.
Tránh tiếp xúc với vùng có nhiều bọ chét
Nếu có thể, hạn chế tiếp xúc với vùng có nhiều bọ chét, như các khu vực rừng rậm hoặc đồng cỏ cao.
Tìm hiểu về khu vực đích thực
Trước khi đi du lịch đến một khu vực mới. Tìm hiểu về tình hình bọ chét trong khu vực đó và áp dụng biện pháp phòng tránh thích hợp.
Kiểm tra cơ thể sau khi tiếp xúc
Sau khi tiếp xúc với môi trường có khả năng có bọ chét, hãy kiểm tra cơ thể.
Tổng hợp các cách diệt bọ chét hiệu quả
1. Diệt bọ chét bằng muối ăn
Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng bọ chét xuất hiện ở quanh nhà. Bạn có thể áp dụng cách rắc muối lên khu vực đó và để nó trong ít nhất một ngày.
Cách diệt bọ chét bằng muối ăn
Sau đó, sử dụng máy hút bụi hoặc chổi để làm sạch khu vực đó.
Lặp lại quá trình này vài lần trong tuần để tiêu diệt bọ chét hoàn toàn, đồng thời ngăn chúng quay trở lại.
2. Diệt bọ chét bằng giấm táo
Để diệt bọ chét hiệu quả, bạn có thể sử dụng giấm táo. Đầu tiên, họ cần pha trộn giấm táo với nước theo tỉ lệ 2 phần nước và 1 phần giấm táo. Sau đó, dung dịch này được đổ vào bình xịt và xịt lên thảm, sàn nhà và các vị trí khác mà có bọ chét. Với tác dụng của giấm táo, bọ chét không còn gây phiền toái cho bạn nữa.
3. Diệt bọ chét bằng máy hút bụi
Để ngăn chặn sự phát triển của bọ chét trong ngôi nhà của mình, bạn nên thường xuyên vệ sinh và sử dụng máy hút bụi để làm sạch. Đặc biệt, nếu có thể, bạn nên sử dụng các loại máy hút bụi có tính năng tia cực tím để tiêu diệt bọ chét và trứng bọ chét. Qua đó, sẽ rất dễ dàng tiêu diệt toàn bộ bọ chét. Và loại bỏ nguyên nhân gây ra sự hình thành và phát triển của chúng trong không gian sống của bạn.
4. Diệt bọ chét bằng bột hàn the
Bạn có thể sử dụng bột hàn the để diệt bọ chét hiệu quả. Cách làm đơn giản như sau:
Các nhà sản xuất thường sử dụng bột hàn the để tạo ra các dung dịch diệt khuẩn ngoài da, thuốc tẩy uế và các hóa chất diệt côn trùng. Vì vậy, bạn có thể sử dụng bột hàn the trực tiếp trên các khu vực bị tấn công bởi bọ chét. Đặc biệt là ở nơi ăn, ngủ của vật nuôi để diệt trừ chúng. Bạn nên để bột hàn the qua đêm sáng hôm sau khi vệ sinh, bạn sẽ thấy rằng bọ chét đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
5. Diệt bọ chét bằng bã mía
Bạn có thể diệt bọ chét bằng bã mía. Cách làm đơn giản như sau:
Bạn có thể lấy một ít bã mía từ cửa hàng, xe bán nước mía hoặc mua mía để sử dụng. Sau đó, vào ban đêm, bạn có thể rải bã mía ở những nơi có sự hiện diện của bọ chét. Bã mía sẽ thu hút bọ chét đến đó và khiến chúng bị mắc kẹt. Khi sáng hôm sau, bạn có thể dễ dàng loại bỏ bã mía và tiêu diệt lũ bọ chét khó chịu một cách hiệu quả.
6. Diệt bọ chét bằng dầu hỏa
Cách trị ve chó, rận và bọ chét bằng dầu hỏa là phương pháp được sử dụng từ lâu đời. Tuy nhiên, ngày nay việc sử dụng dầu hỏa để diệt côn trùng không còn phổ biến như trước đây. Dầu hỏa có mùi khó chịu, khi bôi lên vùng da bị cắn sẽ khiến ve chó không chịu nổi và bỏ đi.
Việc bôi dầu hỏa lên cơ thể chó cần tránh xa vùng mắt, miệng và mũi của chúng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính tạm thời và không thể diệt bọ chét tận gốc. Hơn nữa, mùi khó chịu của dầu hỏa sẽ làm cho không gian trong nhà trở nên khó chịu. Do đó, nếu bạn đã thử nhiều cách diệt ve chó trong nhà mà không hiệu quả, hãy tìm kiếm các phương pháp khác để xử lý vấn đề này.
7. Diệt bọ chét bằng trồng các loại cây
Nếu bạn không muốn sử dụng các loại thuốc xịt hóa chất để diệt côn trùng, ve hay rận thì việc trồng cây xanh có thể là một phương pháp phù hợp hơn để diệt bọ chét hiệu quả. Nghiên cứu đã chứng minh rằng phương pháp này có tác dụng đuổi côn trùng hiệu quả và giúp không gian sống trở nên thoáng sạch, tươi xanh.
Bạn có thể sử dụng những loài cây cảnh để tạo ra một không gian sống xanh mát và đuổi côn trùng tự nhiên. Bao gồm cả ve, rận và bọ chét. Hầu hết các loài cây đuổi côn trùng đều có mùi hương dễ chịu với con người nhưng lại gây khó chịu, kích ứng với nhiều loài côn trùng.
Một số loài cây trồng phổ biến có tác dụng tốt trong việc đuổi côn trùng bao gồm cây hương thảo, cây húng quế, cây bạc hà, hoa oải hương, sả, cỏ xạ hương chanh,… Bạn có thể trồng các loại cây này ở vườn, trước sân nhà, ban công hoặc trong các chậu cây nhỏ để đạt được hiệu quả tối ưu.
Diệt bọ chét bằng băng phiến (long não)
Ngoài phương pháp trồng cây, còn có một phương pháp khác để diệt bọ chét, đó là sử dụng băng phiến (long não). Người nuôi chó có thể dễ dàng mua được long não và băng phiến để sử dụng. Để tiêu diệt ve chó. Bạn có thể ngâm long não vào nước, hòa tan rồi cho vào bình xịt. Sau đó, xịt xung quanh khu vực sống và đặc biệt là chỗ ngủ của chó.
8. Diệt bọ chét bằng nước cốt chanh
Cách diệt bọ chét dưới đây được nhiều hộ gia đình áp dụng và cho thấy hiệu quả cao. Sử dụng chanh là một phương pháp an toàn và tự nhiên, không gây kích ứng da.
Để sử dụng cách này, bạn chỉ cần thực hiện những bước đơn giản sau:
Cắt chanh thành những lát mỏng và cho vào khoảng 500ml nước. Bạn cũng có thể vắt lấy nước cốt chanh.
Đun dung dịch cho nước sôi và để nguội qua đêm để tinh chất chanh hòa quyện vào nước.
Sau khi có được dung dịch nước cốt chanh. Bạn chỉ cần cho vào bình xịt và xịt vào những vị trí có bọ chét.
Việc sử dụng tinh dầu chanh có thể diệt được bọ chét một cách hiệu quả mà không gây hại cho sức khỏe của bạn hoặc thú cưng của bạn.
9. Diệt bọ chét bằng vỏ cây tuyết tùng
Bạn có thể mua vỏ cây tuyết tùng từ cửa hàng vật nuôi hoặc cửa hàng sửa chữa nhà cửa để sử dụng trong việc diệt bọ chét. Vỏ cây tuyết tùng có mùi hương đặc biệt khiến bọ chét không thích và tránh xa những khu vực có nó.
Để sử dụng vỏ cây tuyết tùng, bạn có thể bào nhỏ vỏ và đặt vào các khu vực có bọ chét. Bạn cũng có thể cho vỏ cây vào túi vải, buộc lại và lót dưới gối, tủ áo, bệ bếp để đảm bảo không có bọ chét và làm cho túi vải trở nên thơm hơn.
Việc sử dụng vỏ cây tuyết tùng là một phương pháp an toàn. Và tự nhiên để diệt bọ chét mà không gây hại cho sức khỏe của bạn hoặc thú cưng của bạn.
10. Diệt bọ chét bằng nước rửa chén
Một phương pháp đơn giản để tiêu diệt bọ chét là trộn nước rửa bát với nước lạnh, sau đó đổ vào một đĩa. Bạn có thể đặt đĩa nước rửa bát này ở nơi có ánh sáng và nhiệt độ cao, như gần bóng đèn. Sức nóng và ánh sáng của đèn sẽ thu hút bọ chét và khi chúng bị dụi vào nước rửa bát trong đĩa. Chúng sẽ chết đi. Đây là một phương pháp tiêu diệt bọ chét tự nhiên và không gây hại cho sức khỏe con người hoặc động vật nuôi.
Lưu ý khi diệt bọ chét tại nhà
Diệt bọ chét tại nhà đòi hỏi sự cẩn thận và kế hoạch chi tiết. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho mọi người trong gia đình cũng như thú cưng. Dưới đây là các lưu ý quan trọng khi diệt bọ chét tại nhà:
Xác định nguồn gốc và phạm vi
Khám phá khu vực bị nhiễm: đầu tiên, xác định các khu vực trong nhà nơi bọ chét có thể sinh sống và phát triển. Bọ chét thường tập trung ở những nơi mà thú cưng thường nằm, như giường ngủ của thú cưng, thảm, và các khu vực gần gũi với động vật.
Xác định mức độ nhiễm: đánh giá mức độ nhiễm bọ chét để xác định phương pháp diệt trừ phù hợp. Nếu nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể cần phải thực hiện nhiều biện pháp cùng lúc.
Sử dụng sản phẩm diệt bọ chét an toàn
Chọn sản phẩm phù hợp: sử dụng các sản phẩm diệt bọ chét có hiệu quả. Bao gồm thuốc xịt, bả, hoặc thuốc diệt trứng và ấu trùng. Đảm bảo sản phẩm được phê duyệt và có nguồn gốc rõ ràng.
Đọc kỹ hướng dẫn: luôn đọc và tuân theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Sử dụng đúng liều lượng và phương pháp để đạt hiệu quả tối ưu và tránh gây hại.
An toàn khi sử dụng hóa chất
Đảm bảo thông gió tốt: khi sử dụng hóa chất diệt bọ chét, đảm bảo khu vực có đủ thông gió. Để giảm thiểu hít phải hơi hóa chất. Mở cửa sổ và sử dụng quạt để tăng cường lưu thông không khí.
Sử dụng đồ bảo hộ: đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ để bảo vệ bản thân khỏi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
Vệ sinh và khử trùng
Giặt giũ đồ đạc: giặt sạch tất cả các loại chăn, gối, đệm và đồ dùng của thú cưng bằng nước nóng để tiêu diệt bọ chét và trứng của chúng.
Dọn dẹp nhà cửa: hút bụi kỹ lưỡng các khu vực có nguy cơ cao như thảm, ghế sofa, và các khu vực thường xuyên có thú cưng. Hút bụi không chỉ loại bỏ bọ chét trưởng thành mà còn hút các trứng và ấu trùng.
Khử trùng khu vực: sau khi dọn dẹp, có thể sử dụng các sản phẩm khử trùng. Để làm sạch thêm và loại bỏ bất kỳ mầm bệnh nào còn sót lại.
Chăm sóc thú cưng
Sử dụng sản phẩm diệt bọ chét cho thú cưng: đảm bảo rằng thú cưng của bạn cũng được điều trị chống bọ chét. Sử dụng các sản phẩm chuyên dụng như thuốc nhỏ, thuốc uống hoặc vòng cổ diệt bọ chét.
Thực hiện định kỳ: tiến hành điều trị định kỳ cho thú cưng để ngăn ngừa sự tái phát của bọ chét. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ thú y về các sản phẩm và lịch trình điều trị.
Kiểm tra và theo dõi
Theo dõi hiệu quả: sau khi thực hiện các biện pháp diệt bọ chét. Theo dõi các khu vực để đảm bảo rằng bọ chét không quay lại. Nếu cần, thực hiện các biện pháp bổ sung để xử lý tình trạng nhiễm trùng còn lại.
Kiểm tra định kỳ: thực hiện kiểm tra định kỳ trên thú cưng và các khu vực trong nhà để phát hiện sớm sự trở lại của bọ chét và xử lý kịp thời.
Phòng ngừa sự tái phát
Giữ môi trường sạch sẽ: để giảm nguy cơ bọ chét quay lại, giữ cho môi trường sống của thú cưng sạch sẽ và khô ráo. Đảm bảo không có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bọ chét.
Sử dụng các biện pháp phòng ngừa: sử dụng các sản phẩm phòng ngừa chống bọ chét cho thú cưng và giữ cho nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh.
Tham khảo ý kiến chuyên gia
Tìm đến dịch vụ diệt côn trùng chuyên nghiệp: nếu tình trạng nhiễm bọ chét nghiêm trọng hoặc khó kiểm soát, hãy cân nhắc việc sử dụng dịch vụ diệt côn trùng chuyên nghiệp. Các chuyên gia có thể cung cấp các giải pháp và sản phẩm diệt bọ chét hiệu quả hơn.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thêm những thông tin về loài bọ chét. Hãy luôn chú ý đến các dấu hiệu của sự xâm nhập của bọ chét và hành động kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và vật nuôi nhé.