Các loài chuột gây hại và những điều thú vị về thế giới loài chuột

232 Views

Loài chuột nổi tiếng là một trong những loài gây hại đáng sợ nhất và cực kỳ khó loại bỏ. Chúng còn gây ra những thiệt hại nguy hiểm và nguy cơ an toàn thực phẩm, lây lan bệnh tật. Trong bài viết này, Pest Shop sẽ chia sẻ những thông tin về các loại chuột gây hại mà bạn cần biết và những điều thú vị về thế giới loài chuột có thể bạn chưa biết nhé.

Đặc điểm và tập tính gây hại của các loài chuột

Theo nghiên cứu và khảo sát cho thấy: Trong 1 năm, một cặp chuột sinh sản theo cấp số nhân sinh ra cả một bầy đàn con, cháu, chắt, chút, chít cộng lại có thể tới 15 nghìn con. Do chuột là loài phát dục nhanh, 2 – 3 tháng tuổi là có thể bắt đầu mang thai (bầu), số lần đẻ nhiều, thời gian mỗi lứa đẻ ngắn, số con mỗi lần đẻ đông. Ở điều kiện bình thường, chuột có thể đẻ 2 – 8 lứa/năm; 20 ngày tuổi có thể rời mẹ để sống độc lập… Chuột là loài gặm nhấm, chúng có thể gặm nhấm mọi cây trồng, đồ dùng trong nhà ở bất cứ nơi nào. Mỗi năm răng của chuột liên tục dài ra. Do đó, nếu chuột không gặm nhấm để hạn chế răng mọc thì chúng có thể chết vì không ăn, uống được.

Các loài chuột gây hại và những điều thú vị về thế giới loài chuột

Chuột là loài rất thông minh và di chuyển, kiếm ăn theo đàn. Chuột có thể đi xa từ 1 – 2 km để kiếm ăn. Trong đàn một con sẽ thử thức ăn, nếu không có vấn đề thì cả đàn mới ăn. Vì vậy, khi diệt chuột nên sử dụng loại thuốc gây chết từ từ với cơ chế chống đông máu, làm chuột đói cồn cào, ăn mồi càng nhiều hơn. Sau 2 – 5 ngày chuột chết, các con khác trong đàn không nghi ngờ sẽ ăn theo.

Chuột luôn di chuyển theo đường cố định và đánh dấu đường đi.

Các loài chuột gây hại

Theo số liệu của FAO, trên thế giới hiện có đến 1 tỷ con chuột, chúng ngốn hết 9 triệu tấn lương thực, thực phẩm mỗi năm. Nhìn chung, có 3 loài chuột phổ biến phá hoại nhà cửa của chúng ta, đó là: Chuột cống, chuột đàn và chuột nhắt.

1. Chuột cống (Norway rat)

Chuột cống (Norway rat) được tìm thấy ở hầu hết các bang ở nước Mỹ, chúng sinh sống nhiều ở Bắc Mỹ. Nó cũng thường được gọi là chuột cống, chuột cầu tàu, chuột nâu, và chuột nhà. Chuột cống thích đào hang và thường tìm thấy hang của chúng ở khu vực trên mặt đất. Ở bên ngoài nhà, chúng thường đào hang dưới đất, đặc biệt ở gần chân tường và dưới gầm bê tông. Trong nhà, chúng làm ổ những khe hở trên nền, dưới pallet, những thiết bị và những khu vực khác thường là những nơi thấp hơn nền nhà. Chuột cống thường di chuyển trên hoặc dưới đất, đào hang gần bờ tường, hàng rào và các bụi rậm.

2. Chuột đàn (Roof rat)

Chuột đàn (Roof rat) chủ yếu tìm thấy ở vùng duyên hải: California, Oregon, Washington, vùng vịnh và vùng Trung Đại Tây Dương. Chuột đàn leo trèo rất giỏi, thường tìm thấy trên những cây xà trên nóc, mái nhà và trên cây. Ở bên ngoài nhà, chúng thích làm tổ dưới gốc cây, đống củi, gác mái, nhưng chúng thường làm tổ trong hang. Trong nhà, chúng làm tổ trên gác mái, mái nhà độc lập, la phông, trần nhà, nóc nhà. Chuột đàn di chuyển dọc theo các ống dẫn, hàng rào, máng nước và cây cối.

3. Chuột nhắt (House mouse)

Chuột nhắt (house mouse) là loài động vật nhỏ bé và tinh lanh. Con lớn có trọng lượng từ ½ đến 1 once (14gr-28 gr).Chuột nhắt thay đổi màu từ nâu lợt đến xám tối nhưng thường là màu xám tối hoặc hơi nâu ngoại trừ phần bụng có thể là màu lợt hơn hoặc màu kem. Chuột nhắt có tai lớn so với hình dạng của chúng. Tai gần như không có lông và dài (2.5’’ (63.5 mm) đến 4’’(102 mm)). Chân và mắt nhỏ tương xứng với hình dạng chúng. Chuột nhắt dễ thích nghi với đời sống con người. Chúng thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường sống đa dạng, ăn thực phẩm con người, sinh sản với tỉ lệ đáng chú ý. Chúng sống hầu hết những vùng có dân cư trên thế giới.

Tác hại của loài chuột

Tác hại của chuột từ lâu đã trở thành mối lo ngại của các hộ gia đình, đặc biệt nó còn là nguồn gốc lây nhiễm và gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Tác hại của loài chuột

1. Loài chuột làm hỏng công trình, cắt đứt giây điện

Đặc tính của chuột là rất hay cắn phá các vật dụng, thậm chí là những đồ vật cứng, chắc. Vì thế, loài vật này có thể cắn phá đồ dùng trong gia đình của chúng ta. Thậm chí cắn đứt cáp điện, gây mất điện thậm chí là cháy nổ, thiệt hại công trình.

2. Loài chuột ăn lương thực, phá hoại hàng hóa trong kho và hoa màu

Chuột rất thích cắn phá những loại lương thực, hoa màu hoặc hàng hóa được cất trữ lâu ngày trong kho. Vì thế, điều này có thể gây ra không ít thiệt hại, mất mát cho bà con nông dân.

Tại những khu vực trồng trọt lương thực, hoa màu hoặc cất trữ hàng hóa. Chuột rất hay làm hang, ổ nhờ có điều kiện đất đai, khí hậu và đặc điểm ẩm thấp phù hợp. Cho nên, tình trạng mùa màng bị phá hoại càng trở nên phổ biến hơn.

3. Loài chuột cắn nát quần áo, sách vở, tài liệu

Chắc hẳn ai cũng đã từng đối mặt với tình trạng bị chuột cắn phá đồ dùng, tài liệu, sách vở,… Những vật dụng này thường mềm, nhẹ và được đặt ở những khu vực ấm áp, có nhiều đồ đặt để xung quanh, cho nên càng thu hút sự chú ý của chuột.

4. Loài chuột Lan truyền bệnh tật

Đây là một trong những tác hại nguy hiểm của loài chuột mà chúng ta cần phải chú ý. Do sống ở môi trường kém vệ sinh và thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, chuột có thể mang trong mình rất nhiều mầm bệnh. Các ký sinh trùng gây bệnh bám trên chuột có thể gây kích ứng, bệnh ngoài da. Thậm chí là xâm nhập vào cơ thể con người, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng.

Xem thêm: TOP 5 loại bệnh truyền nhiễm do chuột gây ra bạn nên biết

Những điều thú vị ít ai biết về loài chuột

Chuột là một đại diện tiêu biểu của động vật gặm nhấm, sống phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Hầu như trong chúng ta ai cũng đã từng nhìn thấy chuột ít nhất 1 lần trong đời. Thậm chí nhiều người còn nuôi một số loại chuột như thú cưng. Các nhà khoa học cũng thường sử dụng chuột bạch để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Những điều thú vị ít ai biết về loài chuột

Dưới đây là một số những đặc điểm thú vị về loài chuột mà có thể trước đây chúng ta chưa từng nghe tới:

1. Chuột chui lọt khe hẹp

Cơ thể chuột có thể trở nên phẳng bẹt để chụi lọt qua khe hẹp. Các thí nghiệm cho thấy chuột có thể chui qua lỗ tròn có đường kính 17,5 mm, theo trang jcehrlich.

2. Chuột bị “cận thị”

Chuột có thị lực kém, không thể nhìn xa ở khoảng cách hơn 121 cm, thậm chí không thể nhìn thấy một số màu nhất định, bao gồm cả màu đỏ. Do thị lực kém, chuột dựa vào giác quan khác như khứu giác, thính giác và xúc giác.

3. Chuột sợ lạnh

Trong những tháng mùa thu và mùa đông, chuột tìm mọi cách thâm nhập các hộ gia đình hay nhà máy, nhà kho… để tránh cái lạnh và tìm nơi ấm áp với nhiều thức ăn.

4. Chuột không ngừng mọc răng

Giống như các loài gặm nhấm khác, chuột có răng cửa không ngừng phát triển. Răng của chúng phát triển với tốc độ 0,3 mm mỗi ngày. Do đó, chuột phải liên tục gặm nhấm các vật phẩm khắp mọi nơi, từ hộp giấy cho đến dây điện và đồ nội thất, giúp mài mòn răng cửa xuống một độ dài hợp lý.

5. Chuột có thính giác siêu âm

Các nghiên cứu cho thấy chuột có thể nghe được siêu âm tần số 1-100 kHz. Trong khi đó, phạm vi thính giác của con người chỉ từ 20 Hz đến 20 kHz. Điều đặc biệt ở chỗ đôi tai của loài gặm nhấm này có thể nghe được âm thanh siêu âm. (Loại âm thanh có tần số cao mà tai người không nghe thấy).

6. Chuột nhảy cao

7. Chuột có khả năng leo núi

Ngoài kỹ năng nhảy khá ấn tượng, chuột có thể leo trèo. Các thí nghiệm cho thấy chúng không chỉ có kỹ năng leo dây đáng kinh ngạc, mà còn có thể leo lên bề mặt phẳng thẳng đứng cao tới 2 m.

8. Chuột thích khám phá

Chuột được mệnh danh là những nhà thám hiểm. Hằng ngày, chuột thích khám phá bất kỳ nơi nào có nguồn thực phẩm dồi dào.

9. Loài chuột tham ăn

Chuột là loài ăn tạp nên ăn khá nhiều và ăn bất kỳ thứ gì trước mặt. Trong những chuyến phiêu lưu thám hiểm, chuột luôn dừng lại để nếm thử các món ăn địa phương. Trong một đêm, một con chuột trung bình viếng thăm những địa điểm có thức ăn khác nhau 20 – 30 lần, mỗi nơi chỉ ăn khoảng 0,15 g thức ăn.

10. Khả năng sinh sản

Điều khiến chuột trở nên thực sự đáng sợ đối với cuộc sống của con người, không phải thói quen gặm nhấm tất cả đồ đạc, mà chính là khả năng sinh sản “khủng khiếp” của chúng. Theo đó, loài chuột sẽ có thể thụ thai khi chỉ mới 5 tuần tuổi. Mỗi lứa, chuột có thể đẻ 6-20 con non. Điều đáng nói là cứ mỗi 3 tuần, một con chuột có thể mang thai và sinh đẻ tiếp một lứa. Chỉ với chừng đấy dữ kiện, chắc hẳn chúng ta cũng đã có thể nhẩm tính được rằng, số lượng chuột sẽ trở nên khổng lồ thế nào, nếu không bị con người tìm cách kiểm soát và tiêu diệt.

11. Răng chuột phát triển vô hạn

Cũng như các loài gặm nhấm khác, chuột sở hữu cho mình bộ răng cửa lớn và sắc. Điều đặc biệt là, những chiếc răng này sẽ liên tục dài ra mà không có một giới hạn hay điểm dừng nào cả. Do đó, để bộ răng cửa không quá dài đến mức vướng víu hay thậm chí là đâm thủng hộp sọ, loài chuột luôn phải mài mòn răng của chúng vào các vật cứng.

12. Tính đồng đội cao

Loài chuột có tính đồng đội rất cao. Chúng chăm sóc cho những con chuột bị thương hay bênh trong cùng nhóm. Chuột vẫn chăm sóc các con chuột sơ sinh dù đó không phải là con mà chúng sinh ra. Khi được thí nghiệm giữa việc chọn ăn Chocolate hay giúp đỡ đồng loại, các chú chuột thường quay sang giúp đỡ bạn mình.

Bạn nên làm gì nếu gặp phải sự hiện diện của loài chuột?

Bạn nên mạnh tay xử lý sự phá hoại của chuột vì chúng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Và an toàn bao gồm ngộ độc thực phẩm, truyền bệnh, dị ứng tiềm ẩn, thu hồi sản phẩm và ngừng hoạt động kinh doanh. Thậm chí có khả năng xảy ra sự cố đoản mạch và hỏa hoạn do gián đoạn mạch điện khi bị chuột phá hệ thống điện.

Bạn nên làm gì nếu gặp phải sự hiện diện của loài chuột?

1. Sử dụng bẫy chuột

  • Chọn loại bẫy: Chọn loại bẫy chuột phù hợp, có thể là bẫy gài hoặc bẫy bằng keo.
  • Đặt bẫy đúng chỗ: Đặt bẫy ở những nơi chuột thường đi lại như góc tường, dưới bồn rửa, gần nguồn thức ăn hoặc dấu vết của chuột (như phân, hạt thức ăn đã cắn).
  • Sử dụng mồi: Đặt một miếng thức ăn như phô mai, hạt gạo, hoặc một ít bánh quy ở giữa bẫy để thu hút chuột vào bẫy.

Kiểm tra bẫy hàng ngày và loại bỏ chuột bắt được một cách an toàn. Nếu sử dụng bẫy gài, hãy đặt bẫy theo hướng mà chuột thường đi, ví dụ như đặt song song với tường.

2. Sử dụng thuốc diệt chuột

  • Chọn loại thuốc diệt chuột phù hợp với môi trường sử dụng (trong nhà, ngoài trời) và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Đặt thuốc ở những nơi chuột thường đi lại như nơi có dấu vết, lỗ hóc hay góc tường. Hạn chế đặt thuốc ở những nơi có trẻ em hoặc thú cưng đi lại.
  • Đeo bao tay khi đặt thuốc để tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc diệt chuột. Đảm bảo thuốc được giấu kín và không dễ dàng tiếp cận cho trẻ em và thú cưng.
  • Theo dõi và kiểm tra thuốc định kỳ để đảm bảo hiệu quả và an toàn sử dụng.

3. Dùng hóa chất tạo mùi để đuổi các loài chuột

  • Sử dụng các loại hóa chất có mùi hương không thích hợp với chuột như bạc hà, bột quế, hoặc các sản phẩm có chứa các tinh dầu thiên nhiên.
  • Xịt hoặc đặt sản phẩm này ở những nơi chuột thường đi qua hoặc làm tổ để đuổi chúng ra ngoài.
  • Đảm bảo tái áp dụng sản phẩm khi cần thiết để duy trì hiệu quả đuổi chuột.

4. Nuôi mèo trong nhà

Nuôi mèo là loài săn mồi tự nhiên của chuột và có thể giúp kiểm soát dân số chuột hiệu quả và dễ dàng.

5. Sử dụng dịch vụ diệt chuột chuyên nghiệp

  • Nhớ lại và ghi lại các vị trí mà bạn phát hiện dấu hiệu chuột xâm nhập hoặc các hoạt động thực tế của chúng.
  • Dọn sạch các đống lộn xộn, đống rác, mảnh vụn và chất thải để đảm bảo vệ sinh tốt. Và dễ dàng kiểm tra nhà/ cơ sở kinh doanh cũng như có hướng xử lý nhanh khi bị chuột xâm nhập
  • Liên hệ với công ty kiểm soát côn trùng gây hại. Họ sẽ thực hiện đánh giá rủi ro tại địa điểm, nghiên cứu môi trường. Các khu vực rủi ro chính trước khi đề xuất giải pháp phù hợp. Sau đó giúp bạn kiểm soát chuột và ngăn chặn sự xâm nhập của chuột quay trở lại.

Xem thêm: 20+ MẸO cách đuổi chuột ,diệt chuột ra khỏi nhà cực kì hiệu quả?

Hiểu rõ về loài chuột không chỉ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe, sản xuất kinh doanh mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Nếu bạn quan tâm đến việc phòng chống chuột hoặc muốn tìm hiểu thêm các loài động vật khác. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cách phòng chống chuột hiệu quả nhé.Thông qua việc nắm được những đặc điểm, nhận dạng loài chuột, các giải pháp kiểm soát chuột mà Pest Shop đề cập trên đây. Hi vọng bạn đọc sẽ có thêm thông tin, nâng cao ý thức của mình trong việc tiêu diệt, ngăn ngừa. Và phòng chống sự sinh sôi, phát triển cũng như gây hại của loài vật này.

 

 

4.7/5 - (25 bình chọn)

Vũ Tuyên - Chuyên gia

Tôi là Vũ Tuyên , Giám đốc của Công ty TNHH Pest Shop Việt Nam .
Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Phân phối Thiết bị, vật tư Kiểm soát côn trùng dịch hại ( PCO ) , tôi đã và đang Phân phối các Sản phẩm đến từ Mỹ , Đức , Hàn Quốc , Nhật Bản , Thụy Sỹ , Việt Nam ... Với chuyên môn của mình, hi vọng các nội dung tôi chia sẻ trên https:/PestShop.vn/ sẽ giúp quý khách hàng hiếu rõ hơn về sản phẩm của công ty.

PEST SHOP  - CÔNG TY PHÂN PHỐI THIẾT BỊ , DIỆT CÔN TRÙNG HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Tại sao chọn PEST SHOP ?

  • Chính Hãng : Bayer ( Đức ), Basf ( Đức ) ,Syngenta ( Thụy Sỹ ) ,Sumitomo ( Nhật ) , Ensytex ( Mỹ ) , Hợp Trí ( Việt Nam ) , SM  Bure ( Hàn Quốc ) , …  | Giá Rẻ : Cam kết giá rẻ nhất thị trường Việt Nam - Rẻ hơn hoàn tiền 100%  |Bảo Hành : từ 1 - 24 tháng tùy sản phẩm 
  • Hóa Đơn : Có hóa đơn thuế VAT , kiểm định , lưu hành của thuốc  | Free Ship : Chính sách Miễn phí phí vận chuyển lên tới 80% các đơn hàng  | Kho hàng :  Hà Nội - Đà Nẵng - TP.HCM  | Bán đa kênh : Shopee , Tiki, Lazada , Sendo, Tiktok Shop , Youtube  , Facebook , ....

Sản phẩm liên quan

Free Ship

Còn Hàng
4.4/5 - (20 bình chọn)
Liên hệ
So sánh Đã thêm so sánh

Free Ship

Còn Hàng
4.3/5 - (32 bình chọn)
Liên hệ
So sánh Đã thêm so sánh

Free Ship

Còn Hàng
4.4/5 - (16 bình chọn)
Liên hệ
So sánh Đã thêm so sánh
Xem thêm sản phẩm Thuốc Diệt chuột

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng So sánh ngay Xoá tất cả sản phẩm
Đóng

Tìm kiếm sản phẩm