Loài chuột đồng chuyên cắn phá hoa màu, đào hang hốc trên đồng ruộng luôn là nỗi ám ảnh của nhà nông, chúng còn mang trên mình nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, việc sử dụng bẫy chuột đồng để kiểm soát và tiêu diệt loài gây hại này là vô cùng cần thiết. Trong bài viết sau đây, Pest Shop sẽ giới thiệu 5 cách bẫy chuột hiệu quả, giúp bạn bảo vệ mùa màng và sức khỏe gia đình.
1. Tầm quan trọng khi tiêu diệt và kiểm soát chuột đồng
Chuột đồng có đặc tính sinh sản nhanh và khả năng phá hoại trên diện rộng, đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống con người. Chính vì vậy, việc thực hiện các biện pháp như bẫy chuột đồng để tiêu diệt và kiểm soát số lượng chuột là vô cùng cấp thiết, mang lại nhiều lợi ích thiết thực như sau:
- Ngăn ngừa lây lan dịch bệnh: Chuột đồng là loài trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho con người vật nuôi, chẳng hạn như dịch hạch, xoắn khuẩn, ngộ độc thực phẩm, sốt chuột cắn,… Kiểm soát số lượng chuột đồng giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với các mầm bệnh này, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngăn ngừa ổ dịch bùng phát.
- Bảo vệ sản xuất nông nghiệp: Chuột đồng cắn phá mùa màng, ăn hạt giống, củ quả, thân cây,… làm giảm năng suất cây trồng và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nhà nông. Do đó, kiểm soát được tình trạng chuột đồng giúp bảo vệ mùa màng, giảm thiệt hại kinh tế và lương thực cho người nông dân.
- Bảo vệ cơ sở hạ tầng và tài sản: Chuột đồng có thể tấn công các ổ điện, dây điện gây nguy cơ chập điện, cháy nổ. Bên cạnh đó, chúng còn đào hang hốc, làm tổ trong nhà ở, công trình cũng gây hư hại nền móng và tường nhà.
- Duy trì cân bằng hệ sinh thái: Chuột đồng là một phần của hệ sinh thái nhưng chúng có thể gây mất cân bằng hệ sinh thái khi số lượng chuột tăng quá mức. Lúc này, loài chuột sẽ tranh giành thức ăn với các loài khác, ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn và đa dạng sinh học. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện các biện pháp kiểm soát số lượng chuột đồng một cách hợp lý để duy trì sự cân bằng giữa các loài, đảm bảo sự ổn định của hệ sinh thái.
Sử dụng bẫy chuột đồng sẽ giúp bạn kiểm soát số lượng chuột hiệu quả
2. Cách bẫy chuột đồng hiệu quả hiện nay
Để kiểm soát tình trạng chuột đồng hiệu quả và không gây hại cho môi trường, nhiều người đã lựa chọn sử dụng bẫy chuột đồng. Sau đây, Pest Shop xin giới thiệu chi tiết về 5 loại bẫy chuột được sử dụng phổ biến hiện nay.
2.1 Bẫy chuột đồng bằng bẫy lồng sập (bẫy cửa sập)
Bẫy chuột đồng bằng bẫy lồng sập (hay bẫy cửa sập) là một loại bẫy cơ học được sử dụng rất phổ biến và mang lại hiệu quả cao.
Cơ chế hoạt động:
- Bẫy được chế tạo gồm một lồng dạng chữ nhật (hoặc hình trụ) với một cửa sập được đóng mở bằng chốt lẫy. Mồi nhử chuột là các loại thức ăn chuột ưa thích như gạo, khoai, mồi thơm sẽ được đặt trong lồng, thường là ngay vị trí chốt lẫy.
- Khi chuột vào lồng để ăn mồi, chúng sẽ chạm vào bẫy làm cửa sập đóng lại, nhốt chuột bên trong lồng.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Chọn vị trí đặt lồng sập ở những nơi chuột đồng thường qua lại như đường mòn dọc theo bờ ruộng, lối vào gần hang chuột,…
- Bước 2: Đặt mồi nhử vào trong lồng và cố định chắc chắn để chuột không thể lấy được mồi mà không chạm vào lẫy.
- Bước 3: Đặt lồng sập sao cho cửa sập hướng vào đường đi của chuột.
- Bước 4: Kiểm tra lồng thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý chuột trong bẫy.
Lưu ý sử dụng:
- Bạn nên chọn loại bẫy có kích thước phù hợp với chuột đồng.
- Bẫy chuột đồng phải đặt ở nơi bằng phẳng, tránh bị nghiêng đổ.
- Sau khi bắt được chuột phải xử lý một cách vệ sinh và cẩn thận.
Bẫy chuột đồng bằng bẫy sập
2.2 Bẫy chuột đơn giản bằng keo dính chuột
Một cách bẫy chuột đồng hiệu quả và dễ thực hiện khác mà bạn nên dùng là keo dính chuột. Loại bẫy này có lớp keo siêu dính được làm từ 2% nước, 70% dầu công nghiệm, 10% keo latex và 18% colophan khiến chuột đồng khó lòng thoát được khi sa bẫy. Bên cạnh đó, keo dính chuột còn rất an toàn, không gây độc hại nếu chẳng may dính trên da.
Nguyên lý hoạt động:
- Keo dính chuột có thành phần hóa học đặc biệt, có độ bám dính cao nên chuột không thể thoát ra được nếu bị dính bẫy.
- Đối với loại keo dính chuột có đặt mồi, chuột sẽ bị thu hút bởi mùi thức ăn ở giữa tấm keo dính, khi tiếp xúc với keo, chuột bị dính chặt và không thể chạy thoát được.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Bạn chọn mua keo dính chuột phù hợp tại các cửa hàng.
- Bước 2: Đặt miếng keo dính tại những nơi chuột đồng thường xuyên qua lại. Có thể rải thêm một ít mồi nhử ở giữa để thu hút chuột.
- Bước 3: Khi chuột đồng dính bẫy, hãy thu gom lại và bỏ cả bẫy và chuột vào thùng rác theo quy định.
Lưu ý sử dụng:
- Bẫy chuột đồng keo dính cần được đặt ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc nơi có độ ẩm cao.
- Thường xuyên kiểm tra bẫy để kịp thời thay thế nếu keo bị khô hoặc bẩn.
- Keo dính có độ bám cao nên cần cẩn thận tránh để keo dính lên da, quần áo.
- Đặt bẫy keo dính ở xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi.
Bẫy chuột đồng đơn giản, hiệu quả với keo dính chuột
2.3 Bẫy chuột đồng bằng ống nhựa PVC
Bẫy chuột đồng bằng ống nhựa PVC là phương pháp bẫy chuột tự chế đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Chỉ với những vật liệu dễ dàng tìm thấy như ống nhựa PVC, can đựng nước và một chút khéo léo là bạn đã tạo ra được một chiếc bẫy chuột hoạt động vô cùng hữu ích.
Cơ chế hoạt động:
- Bẫy được cấu tạo gồm một đoạn ống PVC đặt nghiêng với một đầu cố định để chuột chui vào, đầu còn lại treo mồi để nhử chuột.
- Khi chuột chui vào ống để ăn mồi, do ống trơn trượt và có độ nghiêng nên chuột sẽ bị trượt xuống can nước, không thể thoát ra được.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Chọn loại ống nhựa PVC có đường kính vừa đủ để chuột đồng chui vào nhưng không thể quay đầu và cắt một đoạn dài khoảng 30 – 50cm.
- Bước 2: Với can nhựa, bạn khoét một lỗ vừa phải để chuột thấy được thức ăn bên trong. Cố định tấm lưới sắt rào quanh can nước bằng dây rút nhựa để ngăn cản chuột không thể thoát ra ngoài khi đã bị rơi vào.
- Bước 3: Bỏ thức ăn chuột thích (gạo, lúa, khoai, mồi thơm) vào trong can, gắn ống nhựa PVC vào miệng can nhựa và cố định chắc chắn.
- Bước 4: Đặt bẫy ở nơi chuột thường đi lại hoặc cắn phá và đợi bẫy phát huy tác dụng.
Lưu ý sử dụng:
- Nên chọn loại ống nhựa có bề mặt bên trong trơn nhẵn để chuột dễ bị trượt xuống dưới hơn.
- Ống nhựa cần cố định chắc chắn với miệng can để tránh bị xê dịch.
- Bạn cũng có thể tạo nhiều ống dẫn khác nhau vào miệng can nhưng nên chú ý đến chiều cao để chuột không thể thoát ra ngoài được.
Cách làm bẫy chuột đồng bằng ống nhựa PVC
2.4 Bẫy chuột đồng bằng điện
Một loại bẫy chuột đồng đang được nhiều người dùng tìm kiếm hiện nay là bẫy chuột bằng điện. Loại bẫy này có khả năng bắt một lượng lớn chuột cùng lúc, giúp bạn giải quyết vấn đề về chuột vô cùng nhanh chóng và hiệu quả.
Nguyên lý hoạt động:
- Bẫy được cấu tạo gồm lồng bẫy và lồng chứa, trong đó lồng bẫy sẽ có cửa sập ở hai đầu. Khi chuột chui vào ăn mồi nhử, cảm biến hồng ngoại sẽ nhận diện được và ngay lập tức đóng 2 cửa lồng lại.
- Con chuột trong lồng hoảng loạn và di chuyển dần vào lồng chứa rồi bị mắc lại trong đó. Khi hệ thống cảm biến nhận diện không còn con chuột nào trong lồng bẫy thì sẽ tự động mở 2 cửa sập ra để dụ bắt thêm những con chuột khác.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Kiểm tra và sạc pin để đảm bảo bẫy điện phát huy hiệu quả bắt chuột bình thường.
- Bước 2: Đặt bẫy điện ở những nơi chuột đồng thường qua lại hoặc khu vực xung quanh tổ chuột.
- Bước 3: Thường xuyên kiểm tra bẫy để xử lý chuột mắc bẫy và sạc pin cho bẫy trong trường hợp hết điện.
Lưu ý sử dụng:
- Bẫy điện cần đặt ở nơi khô ráo, tránh bị ẩm ướt để không ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng.
- Cần sạc pin thường xuyên để đảm bảo bẫy có thể sử dụng được.
Bẫy chuột đồng hiệu quả bằng bẫy điện 2 cửa 3A
2.5 Bẫy chuột không cần mồi
Bẫy chuột đồng không cần mồi là cách bắt chuột đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được chỉ cần bạn nắm rõ về tập tính di chuyển của chuột. Ngoài ra, bẫy không cần mồi, không gây chết chuột nên rất an toàn cho người sử dụng và môi trường xung quanh.
Nguyên lý hoạt động: Cách đặt bẫy chuột không cần mồi dựa vào tập tính di chuyển theo đường mòn của chuột. Theo đó, bạn chỉ cần đặt một số lượng lớn bẫy dọc theo tuyến đường chuột di chuyển thì chúng sẽ vô tình dính bẫy trong quá trình đi tìm thức ăn và về tổ.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Quan sát địa hình để xác định các đường mòn chuột đồng di chuyển, thường là đường dọc tường, bờ ruộng hoặc các lối đi hẹp.
- Bước 2: Đặt bẫy sập hoặc bẫy lồng dọc theo đường mòn, lưu ý để cửa bẫy mở theo hướng phía ngoài ruộng.
- Bước 3: Để gia tăng hiệu quả, bạn có thể sắp xếp một số vật cản trên đường mòn để hướng chuột chui vào bẫy.
Lưu ý sử dụng:
- Việc xác định đúng đường mòn là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của bẫy.
- Nên đặt bẫy với số lượng lớn và ở nhiều vị trí khác nhau.
- Chuột đồng kiếm ăn vào ban đêm nên cần đặt bẫy vào trưa chiều và thu gom bẫy vào sáng hôm sau.
Bẫy chuột đồng an toàn bằng bẫy không dùng mồi
Như vậy, Pest Shop đã giới thiệu chi tiết về 5 loại bẫy chuột đồng hiệu quả, dễ thực hiện đang được nhiều người sử dụng phổ biến hiện nay. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách kiểm soát chuột đồng hiệu quả, bảo vệ mùa màng, tài sản và sức khỏe cộng đồng.
Bài viết liên quan