Top 10 loài rắn độc nguy hiểm nhất tại Việt Nam bạn đã biết chưa?

Tại Việt Nam có khá nhiều loài rắn độc đe dạo con người. Chúng gây ra những cái chết vô cùng thương tâm. Chúng đe doạ làm cuộc sống của con người bị sáo trộn vì luôn phải lo rắng bị chúng cắn phải. Trong bài viết này Pest Shop xin thống kê Top 10 loài rắn độc nguy hiểm nhất tại Việt Nam. Để bạn có thể nhận biết và lé tránh.

Rắn độc là gì?

Khái niệm: Rắn độc là các loài rắn có nọc độc nguy hiểm. Chúng tiêu diệt con mồi bàng độc có trong tuyến nước bọt khi cắn con mồi. Nọc độc rắn có thể là độc tố thần kinh hoặc độc tố máu. Độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh trong khi độc tố máu tấn công hệ tuần hoàn. Lượng độc trong 1 lần phun có thể diết chết nhiều cá thể nếu bị rắn cắn

Các tác hại mà loài rắn động gây ra

Dưới đây là 6 tác hại nghiêm trọng của loài rắn độc gây ra khi cắn con mồi:

  • Hoại tử mô
  • Rối loạn đông máu
  • Suy hô hấp
  • Tổn thương thận
  • Sốc phản vệ
  • Tử vong

Xem thêm: Top 15 cách đuổi rắn tại nhà đơn giản và hiểu quả nhất

Vậy tại nước ta có các loài rắn độc nào? Dưới đây là danh sách 10 loài rắn độc tại Viện Nam

1. Rắn hổ đất (hay rắn hổ phì, rắn hổ mang một mắt kính)

Rắn hổ đất (Rắn hổ phì, rắn hổ mang một mắt kính)
Rắn hổ đất (Rắn hổ phì, rắn hổ mang một mắt kính)

Nhận dạng

  • Khi chúng bạnh cổ, phần mặt lưng cổ sau sẽ có một hình tròn sáng dạng như mắt kính và một vệt nâu đen ở chính giữa.
  • Phần mặt trước cổ có một dải rộng nằm ngang mang nhiều màu sắc khác nhau từ nâm sẫm tới nâu xám.
  • Lưng lại có các vệt ngang nhỏ hơi sáng, màu nâu hoặc vàng lục.

Đặc điểm

  •  Rắn hổ đất  là loài thuộc họ Elapidae.
  • Giống nhỏ , màu đen.
  •  Sống nhiều và phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam
  • .Rắn hổ đất đẻ trứng với số lượng khoảng 16 – 33 quả.
  • Thức ăn chính của rắn hổ đất là chuột, giúp duy trì cân bằng môi trường sinh thái.
  • Con người sử dụng nó làm thức ăn và ngâm rượu.
  • Cũng như có thể làm dược liệu quý hiếm.

Tác hại

  • Rắn hổ đất là một trong những loài rắn có độc tố rất mạnh.
  • Bị loài này cắn có thể dẫn đến suy hô hấp và gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

2. Rắn biển (Rắn Đẻn)

Nhận dạng:

  • Hình dạng ngang dẹt giống lươn,
  • Rắn biển có đầu và mắt nhỏ
  • Thân hơi dẹp,
  • Đuôi dẹp,
  • Lỗ mũi chuyển lên phía đầu mút mõm.
Rắn biển (Rắn Đẻn)
Rắn biển (Rắn Đẻn)

Đặc điểm và mức độ nguy hiểm

  • Rắn biển (Đẻn), thường sống ở các vùng đáy bùn nước ven bờ, xung quanh các đảo và cửa sông.
  • Độc tố của rắn biển có khả năng tác động lên hệ tuần hoàn,  thần kinh và hủy hoại các tế bào cơ,
  • Gây liệt cơ hô hấp, có thể tử vong nhanh.

Dấu hiệu bị rắn biển cắn:

  • Lúc đầu không thấy đau hoặc chỉ đau nhẹ, ngứa ở vết cắn.
  • sau đó đau cơ lớn, cơ cổ, lưỡi tê bì.
  • Toát mồ hôi, khó nuốt, co giật cơ hàm, liệt cơ, khó thở, giãn đồng tử; da lạnh, tím tái, liệt hô hấp, rối loạn cơ trơn, hôn mê và tử vong.

Cách xử lí:

  • Rửa vết thương bằng dung dịch thuốc tím 1%;=
  • bbăng ép vết cắn, bất động, thực hiện hô hấp nhân tạo.
  • Chuyển bệnh nhân  về trung tâm y tế gần nhất.

3. Rắn hổ mang chúa

Nhận dạng

  • Rắn hổ mang chúa có phần da màu vàng như nghệ ở dưới cổ,
  • phía sau là hoa văn chữ V ngược
  • Rắn trưởng thành đạt trung bình với chiều dài khoảng 3,7 đến 4 m và cân nặng khoảng 6,8 kg

Đặc điểm và mức độ nguy hiểm

  • Phân bố chủ yếu trong các vùng rừng rậm trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.
  • Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới.

Tác hại

  • Rắn hổ đất là một trong những loài rắn có độc tố mạnh.
  • Bị loài này cắn có thể dẫn đến suy hô hấp và gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Cách sửu lý

  • Trong trường hợp bị loài rắn này cắn trúng, cần phải giữ nạn nhân bình tĩnh.
  • Không vận động nhiều khiến tim đập nhanh dẫn đến nọc độc lan truyền nhanh hơn.
  • Chuyển bệnh nhân  về trung tâm y tế gần nhất.

4. Rắn lục sừng với đầu hình tam giác

Rắn lục sừng với đầu hình tam giác
Rắn lục sừng với đầu hình tam giác

Nhận dạng

  • Kích thước trung bình của cơ thể là 50 cm.
  • Đầu có hình tam giác phân biệt rõ với cổ,
  • Mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy trên mắt phát triển thành cái sừng trên mắt.

Đặc điểm và mức độ nguy hiểm

  • Sinh sống: Chủ yếu ở khu vực núi đá vôi, ở miền Trung nước ta. Trên thế giới chưa phát hiện loài rắn này.
  • Rắn lục sừng được các nhà khoa học xếp vào danh sách 1 trong những loài rắn độc và nguy hiểm nhất ở Việt Nam hiện nay
  • Loài rắn này cắn rất nguy hiểm có thể bị tử vong nếu không điều trị kịp thời

5. Rắn lục đuôi đỏ

Rắn lục đuôi đỏ
Rắn lục đuôi đỏ

Nhận dạng

  • Ngoại hình chúng sẽ có màu xanh lá cây và đặc biệt có chiếc đuôi đỏ.
  • Loài rắn này khá nhỏ
  • chiều dài tối đa khoảng 60 cm với cân nặng khoảng 300g

Đặc điểm và mức độ nguy hiểm

  • Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ rắn lục Viperidae,
  • Có nọc độc rất độc, làm rối loạn đông máu và chảy máu.
  • Rắn lục đuôi đỏ thường sống ở trên cây cao và không cố định vùng sống.
  • Rắn lục đuôi đỏ có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường.
  • Khi bị rắn cắn, vết thương chảy máu nhiều và sưng rất nhanh.
  • Người bị rắn cắn thường bị rối loạn đông máu.
  • Nếu không xử trí kịp sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

6. Rắn lục đầu bạc

Nhận dạng

  • Rắn dài 80cm này là cái đầu bạc trắng,
  • Mình thì màu đen điểm xuyết các viền đỏ.

Đặc điểm và mức độ nguy hiểm

  •  Loài rắn họ rắn lục này cũng là một trong số ít những loài rắn sống ở độ cao khoảng 1.000 mét so với mặt nước biển.
  • Tế bào nên cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của con người.
  • Nhiều người đi rừng chuyên nghiệp khuyên không nên chủ động tấn công loài này vì chúng rất hung dữ.

7. Rắn lục Vogel ( Còn có tên là rắn lục miền Nam)

Rắn lục Vogel ( Còn có tên là rắn lục miền Nam)

Nhận dạng

  • Rắn lục Vogel có màu sắc bên ngoài là xanh lục,
  • Phần bụng thì có màu xanh nhạt hơn.
  • Loại rắn này thường săn mồi vào ban đêm.

Đặc điểm và mức độ nguy hiểm

  • Rắn lục Vogel phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đồng Nai và Lâm Đồng.
  • Rắn lục Vogel chủ yếu sống trong các bụi rậm, các lùm cây thấp
  • Đây là một loài rắn độc.

8. Rắn chàm quạp (hay còn gọi là rắn khô mộc)

Nhận dạng

  • Rắn có màu nâu hoặc màu đỏ nâu,
  • Rắn có đầu hình tam giác
  • Chiều dài trung bình của rắn trường thành từ 0,2m đến 1m.
  • Có nhiều hình tam giác màu nâu đối xứng dọc cánh lưng nhìn như cánh bướm.

Đặc điểm và mức độ nguy hiểm

  • Loài này thường cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện.
  • Chủ yếu ở các cánh rừng cao su thuộc vùng Đông Nam Bộ.
  • Rắn chàm quạp cực độc, biến chứng rối loạn đông máu;
  • Gảm tiểu cầu nặng; vết thương chảy máu liên tục.

9. Rắn hổ mang xiêm ( Rắn hổ mèo)

Rắn hổ mang xiêm ( Rắn hổ mèo)
Rắn hổ mang xiêm ( Rắn hổ mèo)

Nhận dạng

  • Thường có hình mặt mèo hay chữ V trên đầu,
  • Thân màu nâu xám hoặc màu vàng – xanh nhạt,
  • Bành mang về phía trước hoặc sau thay vì bành ra hai bên như loài rắn hổ mang khác.

Đặc điểm và mức độ nguy hiểm

  • Vùng sinh sống: Sống nhiều ở phía Nam nước ta và vô cùng hung dữ, hay phát ra tiếng kêu đe dọa kẻ thù.
  • cực độc có thể giết chết người ngay tại chỗ hoặc sau vài giờ cắn.
  • Người bị rắn cắn sẽ lừ đừ, liệt cơ hô hấp, đôi khi kèm co giật.
  • Với đặc tính hung dữ và khả năng phun độc xa, nọc độc của rắn hổ mèo nếu phun trúng mắt có thể gây mù.

10. Rắn lục trùng khánh

Nhận dạng

  • Rắn lục Trùng Khánh dài 733mm nhỏ hơn so với các loài cùng giống
  • Khác biệt rõ nét ở sự sắp xếp các vảy trên thân.
  • Loài này có các vảy nhỏ ngăn cách giữa đầu và cổ, lỗ mũi lớn
  • Mình thon, vảy hình thang, có gờ nổi rõ
  • Có màu nâu xám nhạt ở lưng và đầu, nhiều vệt nâu sẫm trên thân và đuôi.

Đặc điểm và mức độ nguy hiểm

  • Sống ở Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam.
  • Ẩn nấp trong các bụi cây,
  • Nếu không cẩn thận trêu phải chúng, bạn có thể sẽ bỏ mạng chỉ trong thời gian ngắn.

Làm gì khi bị rắn độc cắn.?

Làm gì khi bị rắn độc cắn.
Làm gì khi bị rắn độc cắn.

Khi bị các loài rắn độc cắn bạn nên bình tĩnh và xử lý vết thương

  • Giữ bình tĩnh và hạn chế cử động, tốt nhất là bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc
  • Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn
  • Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo chật nhằm tránh gây chèn ép khiến vết thương bắt đầu sưng lên
  • Điều chỉnh tư thế sao cho vùng bị cắn nằm thấp hơn mức tim, chẳng hạn như nằm xuống, kể cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện
  • Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý
  • Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.

Bên trên là thông tin về các loài độc tại Việt Nam. Pest Shop Hy vọng rằng sau bài viết này bạn đọc sẽ có thêm được lượng kiến thức hưu ích. Để có thể nhận biết và lé tránh các loài rắn độc nguy hiểm. Nệu bạn còn biết thêm về các loài rắn độc khác hay bình luận bên dưới để mọi người cùng biết nhé.!

5/5 - (1 bình chọn)

Vũ Tuyên - CEO Pest Shop

Tôi có hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối thiết bị và vật tư kiểm soát côn trùng, dịch hại (PCO), nhờ đó tôi đã trực tiếp lựa chọn và phân phối các sản phẩm chất lượng cao từ Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy đến thị trường Việt Nam nhằm trở thành giải pháp diệt côn trùng hiệu quả, an toàn. Mong rằng những chia sẻ của tôi trên website PestShop.vn sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn các sản phẩm chúng tôi cung cấp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng So sánh ngay Xoá tất cả sản phẩm
Đóng

Tìm kiếm sản phẩm