Thạch sùng có thể gây phiền phức trong nhà bạn. Để giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và an toàn. Pest Shop đã tổng hợp 15 cách đuổi thạch sùng đơn giản và hiệu quả. Khám phá những mẹo này để giữ cho không gian sống của bạn luôn sạch sẽ và thoải mái mà không cần dùng đến hóa chất độc hại.
Con thằn lằn, thạch sùng có độc không?
Thằn lằn, hay còn gọi là thạch sùng, phần lớn không có độc. Tuy nhiên, có một số loài thằn lằn nhất định có thể tiết ra các chất gây kích ứng hoặc gây khó chịu nếu tiếp xúc trực tiếp với da con người. Dưới đây là một số điểm nổi bật về tính độc của thằn lằn:
Chất tiết từ tuyến nọc
Một số loài thằn lằn, như thằn lằn Gila và thằn lằn Heloderma, có tuyến nọc có khả năng tiết ra chất độc. Mặc dù chất độc của chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng có thể gây đau và kích ứng nếu bị cắn.
Tính độc của thằn lằn phổ biến
Hầu hết các loài thạch sùng thông thường, như thằn lằn nhà hoặc thạch sùng, hoàn toàn vô hại và không có chất độc. Những loài này có thể tiết ra một số chất để tự vệ, nhưng chúng không gây độc cho con người.
Các triệu chứng khi bị cắn
Nếu bị cắn bởi một loài thạch sùng có độc, triệu chứng có thể bao gồm đau, sưng, và đỏ da. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường không nghiêm trọng. Và có thể được điều trị bằng cách rửa sạch vết thương và theo dõi tình trạng.
Nhìn chung, thằn lằn không phải là loài động vật nguy hiểm và phần lớn các loài không có độc. Chỉ cần cẩn thận khi tiếp xúc với chúng và đảm bảo rằng bạn biết rõ về loài thằn lằn mà bạn gặp phải.
Vì sao phải đuổi thạch sùng ra khỏi nhà?
Thằn lằn là một loài bò sát có thể giúp tiêu diệt các loài côn trùng gây hại trong nhà như muỗi, kiến, gián,…Tuy nhiên, thằn lằn cũng có thể gây ra một số vấn đề cho con người, chẳng hạn như:
Thằn lằn mang vi khuẩn Salmonella, có thể gây bệnh cho con người nếu tiếp xúc với phân của chúng hoặc ăn những thức ăn bị chúng làm bẩn.
Ngoài ra chúng còn để lại những vết bẩn khó vệ sinh trên tường nhà, gây ra mùi hôi khó chịu và tiềm ẩn một số loại vi khuẩn khác.
Thằn lằn có thể gây ra sự sợ hãi hoặc khó chịu cho một số người, đặc biệt là những người không thích những loài bò sát.
TOP 15 cách đuổi thạch sùng ra khỏi nhà an toàn, hiệu quả
1. Loại bỏ các thức ăn hấp dẫn thạch sùng
Một trong những nguyên nhân chính khiến thằn lằn tìm đường vào nhà bạn là sự hiện diện của nguồn thức ăn dễ tiếp cận. Thằn lằn thường được thu hút bởi các loại côn trùng và thực phẩm thừa có trong không gian sống của bạn
Mẹo dân gian đuổi thạch sùng này là một cách ngăn chứ không phải ngừa thằn lằn. Bằng cách hạn chế nguồn thức ăn của thằn lằn, chúng sẽ thấy nhà bạn không còn “hấp dẫn” nữa.
Vì thế bạn cần tiêu diệt nguồn thức ăn là các loại côn trùng như muỗi, mối, gián… đồng thời, phải luôn giữ nhà sạch sẽ. Làm như thế thì “nhà sạch thì mát, bát sạch mâm cơm” nữa.
2. Hãy bịt các lỗ hổng
Nơi cư trú của thằn lằn là các khe rãnh, lỗ hổng vì vậy mình phải biết chỗ mà chặn.
Hãy để ý trên trần nhà bạn hay trong góc tủ hoặc trên tường. Nếu có lỗ hổng hay khe nứt thì mau bịt hoặc chặn lại.
3. Giữ nhà cửa sạch sẽ
Tập tính sinh sống của thạch sùng là quen sống nơi tăm tối, ẩm thấp và bụi bẩn. Đó là lý do bạn luôn luôn phải giữ cho không gian nhà cửa sạch sẽ.
Những công việc như: quét nhà, đổ rác, quét tơ nhện,… sẽ khiến nhà bạn vừa sạch mà thạch sùng cũng đi đâu mất.
4. Dùng lông công dọa chúng chạy
Một mẹo đuổi thạch sùng mà ít ai nghĩ đến là dùng lông công khiến thằn lằn “khiếp vía”.
Công vốn là loài thiên địch của thằn lằn, thằn lằn là thức ăn của công. Nên họ nhà thằn lằn đã ngấm vào máu hễ “ngửi” mùi hiện diện của công là “chạy té khói”.vì vậy đừng ngại sắm mình lông công nếu có ý định đuổi thằn lằn đi nhé.
5. Cách đuổi thạch sùng bằng tinh dầu sả
Sử dụng tinh dầu sả là một phương pháp tự nhiên và hiệu quả để đuổi thằn lằn khỏi nhà. Tinh dầu sả không chỉ có tác dụng làm không gian sống của bạn trở nên thơm mát và thoáng đãng hơn mà còn giúp xua đuổi thằn lằn một cách hiệu quả.
Cách sử dụng tinh dầu sả rất đơn giản. Bạn có thể pha loãng tinh dầu sả với nước theo tỷ lệ 1:10 và cho vào bình xịt. Sau đó, xịt hỗn hợp này vào các khu vực mà thằn lằn thường xuyên lui tới, như góc tường, gần cửa sổ hoặc các khe hở. Hương thơm mạnh mẽ của tinh dầu sả sẽ giúp xua đuổi thằn lằn một cách hiệu quả.
Bên cạnh việc sử dụng tinh dầu sả để đuổi thằn lằn, nó còn có tác dụng khử mùi hôi và làm không khí trong nhà trở nên tươi mới hơn. Đây là một giải pháp lý tưởng cho những ai muốn duy trì môi trường sống sạch sẽ, thoải mái và tự nhiên mà không cần đến các hóa chất độc hại.
6. Nuôi chú mèo đáng yêu trong nhà
Mẹo dân gian đuổi thạch sùng mà không cần tốn nhiều công sức, chắc chắn chú mèo của bạn sẽ làm nên chuyện. Giống mèo không những làm thú cưng, đuổi chuột mà nó còn có thể đuổi cả thằn lằn ra khỏi nhà. Mèo là khắc tinh lớn nhất của loài bò sát. Nó rất thích làm thịt thằn lằn và chơi đồ với chúng. Thằn lằn một khi đã nhìn thấy mèo đều sẽ khiếp sợ bỏ chạy.
7. Cách đuổi thạch sùng bằng nước đá lạnh
Thằn lằn là giống bò sát rất sợ lạnh. Mỗi lần gặp lạnh chúng thường bị đơ cứng một hồi. Lúc này nhiệm vụ của bạn là úp sọt và đuổi thằn lằn ra khỏi nhà.
8. Cách đuổi thạch sùng bằng bột cà phê và thuốc lá
Cách đuổi thằn lằn đi bằng bột cà phê và thuốc rất hiệu quả. Cả hai khi kết hợp sẽ tạo ra một hợp chất cực kinh khủng. Loài bò sát thằn lằn rất ghét mùi này. Thậm chí nếu ăn phải sẽ lăn quay đơ ra. Tuy nhiên vì là bột nên nó khá bẩn, sau khi tiêu diệt bạn nhớ dọn dẹp sạch sẽ nhé.
9. Cách đuổi thạch sùng bằng vỏ trứng
Cách tiêu diệt thạch sùng ra khỏi nhà từ chính thức ăn chế biến hàng ngày. Trong trứng có hợp chất khiến da của thằn lằn dị ứng. Sử dụng vỏ trứng xay nhuyễn,rắc thường xuyên, ngôi nhà của bạn sẽ thoát khỏi thằn lằn đeo bám. Nhược điểm là vỏ trứng hơi tanh và cũng khá mất công dọn dẹp.
10. Dùng dung dịch tiêu và bột ớt
Độ cay nồng cực độ này sẽ tiễn bọn thằn lằn đi xa và không dám quay lại. Bạn chỉ cần cho hỗn hợp vào bình xịt đuổi thằn lằn sau đó xịt mọi ngóc ngách chúng trú ngụ. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận vì nó có thể xộc lên chính mắt của bạn.
11. Xịt nước cốt chanh
Pha nước cốt chanh với nước và xịt vào các khu vực thạch sùng hay lui tới. Mùi chua của chanh sẽ khiến thạch sùng cảm thấy không thoải mái và tìm cách rời khỏi khu vực đó.
12. Tăng độ sáng trong nhà
Thạch sùng thường hoạt động vào ban đêm và tránh ánh sáng. Đảm bảo các khu vực trong nhà có đủ ánh sáng để làm thạch sùng cảm thấy không thoải mái và không muốn xuất hiện.
13. Sử dụng dung dịch ammonia
Pha dung dịch ammonia với nước và xịt vào các khu vực thạch sùng thường xuất hiện. Mùi mạnh của ammonia có thể xua đuổi thạch sùng ra khỏi nhà.
14. Đặt cây cảnh trong nhà
Đặt cây cảnh trong nhà không chỉ giúp làm đẹp không gian sống mà còn có thể là một giải pháp hiệu quả để đuổi thạch sùng. Một số loại cây cảnh, như hương thảo, bạc hà và xô thơm, không chỉ tạo thêm vẻ tươi mới mà còn phát huy tác dụng xua đuổi thạch sùng. Các loại cây này chứa các hợp chất tự nhiên có mùi hương mạnh mẽ, khiến thạch sùng cảm thấy không thoải mái và không muốn xuất hiện gần những khu vực có cây.
15. Cách đuổi thạch sùng bằng hỗn hợp muối và tiêu
Trộn muối với tiêu và rắc hỗn hợp này vào các khu vực mà thạch sùng thường xuyên xuất hiện. Mùi và vị cay của tiêu sẽ làm thạch sùng cảm thấy khó chịu và tìm cách rời khỏi khu vực đó.
Những lưu ý khi tìm cách đuổi thạch sùng
Ngoài những ảnh hưởng tới đời sống thì thạch sùng vẫn mang đến những lợi ít tốt. Trong đó một số lưu ý và đặc tính của loài thạch sùng:
Khi tiếp cận với thạch sùng bạn cần phải thật cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp với chúng.
Trong lúc tiếp cận cũng phải thật nhẹ nhàng để tranh gây động, nó sẽ kiếm chỗ ẩn nấp.
Thằn lằn chủ yếu hoạt động vào ban đêm và sẽ phát ra các tiếng kêu ríu rít.
Bạn đêm chúng thường xuyên trào lên tường và những nơi như cửa sổ để săn bắt côn trùng. Do đó là những nơi có ánh sáng tập trung rất nhiều loại công trùng là thức ăn của chúng.
Không nên dùng thuốc có chất độc để trừ khử thằn lằn. Vì loài này hầu như rất ít gây nguy hiểm cho con người. Chỉ cần tìm cách đuổi chúng ra khỏi nhà.
Loài thằn lằn xám rất có lợi cho khu vườn của gia đình bạn. Chúng sẽ tiêu diệt các con gián nhỏ và một số loài côn trùng gây hại trong vườn.
Hãy thử áp dụng những mẹo này để tận hưởng một ngôi nhà sạch sẽ và thoải mái hơn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đuổi thạch sùng hoặc cần thêm hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ Pest Shop.