Bạn đang đau đầu vì có chuột nhắt xuất hiện trong nhà, gặm nhấm đồ đạc và mang lại nhiều phiền toái cho gia đình? Giải pháp đơn giản và hiệu quả trong trường hợp này là sử dụng bẫy chuột nhắt. Vậy có những loại bẫy chuột nào, các sử dụng bẫy chuột nhắt ra sao? Mời bạn cùng Pest Shop tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Dấu hiệu nhận biết chuột nhắt xâm nhập trong nhà
Chuột nhắt có kích thước nhỏ bé nhưng rất thông minh, nhanh nhẹn và giỏi trong việc chạy trốn. Chúng thường cố gắng ẩn náu vào những ngóc ngách nhỏ, kết hợp tập tính hoạt động về đêm càng khiến cho việc phát hiện chuột nhắt trở nên khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu giúp bạn kịp thời nhận biết về sự xuất hiện của chuột trong nhà, bao gồm:
- Phân chuột: Thường có màu nâu hoặc đen, nhọn ở một đầu, hình dạng giống quả chuối và dài khoảng hơn 1cm.
- Nước tiểu chuột: Có mùi amoniac rất nồng vì chứa hàm lượng nitơ cao. Ngoài ra, nước tiểu chuột cũng chứa canxi nên sẽ để lại một lớp cặn như phấn khi khô, đồng thời khiến mùi nước tiểu nồng và khó loại bỏ vết bẩn hơn.
- Tiếng động do chuột gây ra: Tiếng ồn của chuột có nhiều loại khác nhau tùy vào tình huống. Khi có nhiều con trong một phạm vi nhỏ, chúng sẽ rít vào nhau để tranh giành lãnh thổ. Chúng cũng sẽ kêu khi bị đau hoặc khi giao phối. Bạn còn có thể nghe thấy tiếng động khi chuột gặm nhấm, leo trèo và chạy, đặc biệt là vào ban đêm.
- Dấu vết chuột di chuyển: Khi chuột di chuyển, chúng thường để lại những vết dầu mỡ trên bề mặt và tường đã đi qua. Dầu hoặc chất bẩn bám trên lông chuột cũng dính vào các đường ống và dầm. Vì có kích thước nhỏ nên dấu vết này sẽ không rõ ràng như chuột cống nhưng bạn vẫn có thể phát hiện được khi chiếu đèn pin vào.
- Vết gặm nhấm: Chuột là loài gặm nhấm có bộ răng cửa rất khỏe. Răng của chúng đủ sắc và mạnh để gặm tất cả đồ đạc bằng gỗ, nhựa, thậm chí là các kim loại mềm như nhôm, đồng,… Chuột nhắt cũng cần gặm nhấm liên tục để ngăn cản răng mọc dài quá mức nên bạn sẽ dễ dàng thấy những vết gặm của chúng trong nhà.
- Tổ chuột: Chuột thường làm tổ bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như giấy vụn, vải vụn, bìa cứng hoặc các loại vật liệu mềm khác. Ổ chuột rất lộn xộn với nhiều phân và nước tiêu xung quanh. Nếu bạn phát hiện một chiếc tổ chuột trong góc nhà thì có thể lũ chuột nhắt đã ẩn náu trong nhà bạn một thời gian dài.
Dấu hiệu có chuột nhắt xuất hiện trong nhà
2. Mối nguy hại của chuột nhắt xuất hiện trong nhà
Thức ăn chính của chuột nhắt là ngũ cốc và côn trùng. Tuy nhiên, nếu nguồn thức ăn không đảm bảo thì chúng sẽ cắn phá các vật dụng khác và trở thành mối nguy hại trong nhà bạn, cụ thể:
- Lây lan mầm bệnh: Trên lông và cơ thể của chuột thường chứa nhiều vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng vì chúng thường sống ở những nơi ô nhiễm như cống rãnh hoặc bãi rác. Do đó, khi xâm nhập vào nhà, chuột nhắt sẽ chui rúc vào nồi niêu, tủ chạn hoặc đục khoét túi đựng thức ăn và làm lây lan mầm bệnh lên thực phẩm. Điều này sẽ gây hại cho sức khỏe con người nếu ăn nhầm phải thức ăn nhiễm mầm bệnh từ chuột.
- Mang ký sinh trùng: Chuột nhắt là vật chủ trung gian của nhiều loại ký sinh trùng như bọ chét, rận, ve. Những loài ký sinh trùng này không chỉ gây khó chịu cho con người và thú cưng trong nhà mà còn có thể truyền các bệnh nguy hiểm khác như dịch hạch, sốt phát ban chuột,…
- Gây dị ứng: Nước tiểu, phân và nước bọt của chuột có thể gây dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, phát ban, đặc biệt là với trẻ em và những người có cơ địa nhạy cảm.
- Phá hoại tài sản: Ngoài những nguy cơ về sức khỏe, chuột nhắt còn gây thiệt hại về tài sản cho gia đình. Chúng có thể cắn phá từ thức ăn, sách vở, quần áo cho đến dây điện hay những vật dụng khác, gây tổn thất cho gia chủ mà còn tiềm ẩn nguy cơ về chập điện, hỏa hoạn.
Chuột nhắt cắn phá đồ đạc và mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm
3. 6 loại bẫy chuột nhắt phổ biến hiện nay
Với những tác hại nêu trên, việc phát hiện và loại bỏ hoàn toàn chuột nhắt ra khỏi nhà là sự ưu tiên cần được thực hiện kịp thời. Có khá nhiều phương pháp diệt chuột trên thị trường nhưng phù hợp nhất vẫn là sử dụng bẫy chuột nhắt. Sau đây, Pest Shop giới thiệu chi tiết top 6 loại bẫy chuột hiệu quả, được người dùng ưa chuộng nhất hiện nay.
3.1 Bẫy chuột nhắt bằng lồng sắt
Bẫy chuột nhắt bằng lồng sắt (bẫy lồng) là loại bẫy giúp bạn bắt sống được chuột mà không gây chết. Do đó, loại bẫy chuột này thường được sử dụng ở những khu vực không muốn gây ô nhiễm hoặc đơn giản là gia chủ không muốn diệt chuột bằng hình thức gây chết.
- Cấu tạo: Bẫy lồng sắt gồm một lồng sắt hình trụ hoặc hình hộp với một cửa sập tự động, bên trong đặt mồi nhử. Khi chuột nhắt bị thu hút và vào lồng sắt ăn mồi, cửa sập sẽ đóng lại nhốt chuột bên trong.
- Ưu điểm:
- Có thể bắt sống chuột, không gây chết nên hạn chế ô nhiễm và mùi hôi. Bẫy lồng sắt tái sử dụng được nhiều lần.
- Bẫy an toàn cho vật nuôi và trẻ em nếu đặt đúng vị trí.
- Nhược điểm:
- Hiệu quả của bẫy phụ thuộc vào mồi nhử và vị trí đặt.
- Sau một thời gian, chuột nhắt có thể học được cách tránh bẫy.
- Quá trình xử lý chuột nhắt sau khi bị bắt có thể khó khăn với nhiều người.
Bẫy chuột nhắt bằng lồng sắt được dùng rộng rãi
3.2 Bẫy chuột nhắt keo dính
Bẫy chuột nhắt bằng keo dính là một trong những loại bẫy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì có giá thành rẻ và dễ tìm mua. Bẫy hoạt động trên lớp keo dính cực mạnh có thể dễ dàng giữ lại chuột nhắt nếu chúng di chuyển qua.
- Cấu tạo: Bẫy keo dính bao gồm một tấm bìa cứng (giấy cứng/tấm nhựa) được phủ thêm một lớp keo dính đặc biệt trên bề mặt. Một số loại bẫy keo dính có thể kèm theo mồi nhử đặt ở giữa tấm keo.
- Ưu điểm:
- Giá thành rẻ, dễ dàng mua ở các cửa hàng.
- Bẫy keo dính dễ sử dụng, chỉ cần đặt ở nơi chuột thường qua lại.
- Bẫy có kích thước lớn có thể bắt được nhiều chuột cùng một lúc.
- Nhược điểm:
- Thiếu vệ sinh vì chuột bị dính bẫy thường giãy giụa bôi keo ra xung quanh.
- Hiệu quả bẫy sẽ giảm nếu môi trường đặt bẫy có nhiều bụi bẩn hoặc ẩm ướt.
- Bẫy keo thường gây chết chuột một cách đau đớn.
- Nếu không cẩn thận, bẫy có thể dính vào cơ thể người hoặc vật nuôi rất khó xử lý.
Bẫy chuột nhắt keo dính dễ sử dụng
3.3 Bẫy chuột nhắt lò xo (bẫy sập)
Bẫy chuột nhắt lò xo (bẫy sập) là một loại bẫy cơ học, sử dụng lực lò xo để bắt hoặc kẹp chết chuột nhanh chóng. Đây là loại bẫy được ưa chuộng hiện nay vì mang lại hiệu quả cao nếu biết cách sử dụng.
- Cấu tạo: Bẫy lò xo gồm một bàn đạp, một lò xo và thanh kẹp. Mồi nhử sẽ được đặt trên bàn đạp. Khi chuột vào ăn mồi và dẫm vào bàn đạp, lò xo sẽ bung ra khiến thanh kẹp nhanh chóng kẹp vào chuột.
- Ưu điểm:
- Hiệu quả diệt chuột cao, có thể giết chuột nhanh chóng.
- Giá thành rẻ, dễ dùng và có thể tái sử dụng bẫy nhiều lần.
- Nhược điểm:
- Bẫy dạng lò xo kẹp nên có thể gây nguy hiểm cho người và vật nuôi khi đặt sai vị trí.
- Bẫy chỉ có thể bắt được một con chuột mỗi lần sử dụng.
- Xác chuột cần được xử lý ngay nếu không sẽ gây ô nhiễm.
Bẫy chuột lò xo mang lại hiệu quả diệt chuột cao
3.4 Bẫy chuột tự chế
Một cách diệt chuột nhắt được nhiều người sử dụng khác là dùng bẫy tự chế với các nguyên liệu đơn giản có sẵn tại nhà. Cơ chế hoạt động chung của bẫy là dùng mồi nhử chuột chui vào bẫy, sau đó bị nhốt và không thể thoát ra được.
- Cấu tạo: Có thể sử dụng chai nhựa, ống nước, xô nước,… Tùy vào thiết kế sẽ có nguyên lý hoạt động khác nhau. Ví dụ như bẫy chai nhựa khiến chuột chui vào không ra được, bẫy xô nước kết hợp con lăn khiến chuột rơi vào nước.
- Ưu điểm: Tận dụng được nguyên liệu tái chế và tiết kiệm chi phí.
- Nhược điểm:
- Hiệu quả bẫy chuột không ổn định bằng các loại bẫy chuột khác.
- Đòi hỏi người thực hiện phải khéo léo và có thời gian để chế tạo bẫy.
- Độ bền của bẫy không cao.
Cách làm bẫy chuột nhắt tự chế đơn giản, dễ thực hiện
3.5 Bẫy chuột nhắt bằng ống đơn giản
Bẫy chuột bằng ống là cách bẫy chuột nhắt khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Bẫy hoạt động theo nguyên lý đòn bẩy, khi chuột đi vào ống sẽ khiến ống nghiêng qua một bên và làm chuột rơi vào thùng bên dưới, không thoát ra được.
- Cấu tạo: Bạn nối các lõi giấy vệ sinh lại thành một ống trụ dài hoặc sử dụng ống nhựa PVC. Mồi nhử được gắn vào một bên đầu ống, đầu phía còn lại sẽ là cổng để chuột chui vào.
Tiếp theo, đặt ống cân bằng với một nửa trên mặt phẳng, một nửa nằm bên ngoài. Phía dưới mặt phẳng cao đặt một xô nước, vị trí xô phải là nơi khi ống trụ nghiêng chuột có thể rơi trọn vào xô.
- Ưu điểm:
- Dễ thực hiện, chi phí thấp.
- Bẫy có thể bắt nhiều chuột cùng lúc và tái sử dụng được nhiều lần.
- Nhược điểm: Hiệu quả bẫy chuột tùy thuộc vào vị trí đặt bẫy và mồi nhử.
Cách bẫy chuột nhắt trong nhà bằng ống
3.6 Bẫy chuột nhắt bằng nước
Bẫy chuột nhắt bằng nước là phương pháp bẫy chuột hoạt động theo nguyên lý gây mất cân bằng cho chuột. Khi chuột bị thu hút bởi mồi và đi qua bẫy, vỏ lon sẽ xoay tròn khiến chúng mất cân bằng và rơi vào xô nước bên dưới, không thể tự thoát ra được dẫn đến chết.
- Cấu tạo: Bạn chuẩn bị 1 vỏ lon nước ngọt đã được đục 2 lỗ song song trên đầu và đáy lon cùng một chiếc xô nước có chứa ⅓ nước. Tiếp theo, bạn xỏ xuyên các lỗ trên lon với một thanh gỗ hoặc dây thép, chú ý kích thước lỗ đủ lớn để lon có thể xoay tròn 360 độ.
Cố định thanh gỗ (dây thép) trên miệng xô nước. Sau đó, bạn đặt một tấm gỗ từ mặt đất lên miệng xô để làm đường dẫn cho chuột lên bẫy dễ dàng. Cuối cùng đặt mồi nhử bên trong vỏ lon là hoàn thành chiếc bẫy.
- Ưu điểm:
- Nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện với chi phí thấp.
- Bẫy có thể bắt được nhiều chuột một lúc.
- Nhược điểm: Cần xử lý xác chuột và nước trong xô thường xuyên để tránh gây mất vệ sinh.
Bẫy chuột đơn giản với vỏ lon và xô nước
4. Hướng dẫn cách bẫy chuột nhắt đơn giản tại nhà
Sau đây là các bước hướng dẫn chi tiết giúp bạn xử lý triệt để lũ chuột đáng ghét trong nhà nhanh chóng và hiệu quả, trả lại không gian sống sạch sẽ, trong lành.
- Bước 1: Chọn loại bẫy chuột phù hợp
Tùy vào tình trạng chuột phá hoại trong nhà và tình trạng gia đình mà bạn có thể lựa chọn loại bẫy chuột phù hợp như bẫy dính, bẫy cơ học (bẫy lò xo) hoặc bẫy sinh học,…
- Bước 2: Đặt bẫy chuột ở vị trí chiến lược
Để phát huy hiệu quả tối ưu, bẫy chuột nên được đặt ở các vị trí chiến lược, nơi chuột thường xuyên qua lại. Một số vị trí được khuyến khích như dọc theo các tường và góc phòng, khu vực gần nguồn thức ăn (bếp, pantry, nơi lưu trữ thực phẩm). Lưu ý không nên đặt bẫy ở khu vực có thể bị ướt hoặc bẩn, đặt bẫy ở nơi khô ráo sẽ giúp bẫy phát huy hiệu quả tốt hơn.
- Bước 3: Sử dụng mồi nhử chuột hấp dẫn
Bạn nên chọn những loại thực phẩm mà chuột yêu thích để làm mồi nhử, chẳng hạn như hạt dẻ, bơ đậu phộng, phô mai,… Các loại nước có vị ngọt như nước đường hoặc siro cũng rất hấp dẫn với chuột.
Khi đặt mồi vào bẫy phải lưu ý về lượng và vị trí. Bạn chỉ nên dùng một lượng mồi nhỏ vừa phải và đặt mồi ở vị trí trung tâm hoặc điểm kích hoạt của bẫy để gia tăng hiệu quả bắt chuột.
- Bước 4: Theo dõi và bảo dưỡng bẫy chuột
Sau khi đặt bẫy, bạn cần chú ý theo dõi và kiểm tra bẫy thường xuyên để đảm bảo chúng vẫn hoạt động tốt, không bị hư hỏng. Nếu thấy bẫy chưa hiệu quả như mong muốn, bạn nên thay đổi mồi và di chuyển bẫy đến vị trí khác. Đối với bẫy cơ học hoặc bẫy dính, bạn nên vệ sinh bẫy và loại bỏ xác chuột kịp thời để tránh mùi hôi trong nhà.
Sử dụng bẫy chuột đúng cách sẽ gia tăng hiệu quả diệt chuột
5. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng bẫy chuột nhắt
Để bẫy chuột nhắt phát huy hiệu quả như mong muốn và đảm bảo an toàn cho gia đình, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với chuột hoặc bẫy đã sử dụng: Chuột là loài vật mang nhiều vi khuẩn và mầm bệnh. Do đó, bạn tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với chuột sống, chuột chết hoặc bẫy đã sử dụng.
Nếu cần phải xử lý xác chuột, vệ sinh bẫy hoặc khu vực bị ô nhiễm bởi chuột thì bạn cần phải đeo găng tay cao su. Xác chuột cũng cần cho vào túi nhựa, buộc kỹ miệng túi và vứt bỏ theo quy định của địa phương.
- Khử trùng khu vực xung quanh và rửa tay kỹ lưỡng: Sau khi hoàn tất việc xử lý bẫy và xác chuột, bạn nên khử trùng kỹ lưỡng khu vực đặt bẫy để tiêu diệt vi khuẩn. Đừng quên rửa tay thật sạch với xà phòng ngay sau đó.
- Đảm bảo bẫy được cất giữ an toàn khi không sử dụng: Đối với bẫy không cần sử dụng nữa, bạn nên cất giữ ở vị trí an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi để tránh nguy cơ tai nạn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về 6 loại bẫy chuột nhắt hiệu quả mà Pest Shop muốn giới thiệu đến bạn. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn giải quyết triệt để vấn đề chuột trong nhà và nhanh chóng lấy lại không gian sống trong lành, sạch sẽ.
Bài viết liên quan