Thằn lằn, hay thạch sùng, là loài động vật phổ biến nhưng vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn thú vị. Chúng sở hữu những khả năng đặc biệt và đặc điểm độc đáo mà có thể bạn chưa từng biết đến. Hãy cùng khám phá những điều bất ngờ về loài thằn lằn. Từ các kỹ năng sinh tồn đến những tập quán thú vị của chúng trong tự nhiên.
Tìm hiểu tổng quan về loài thằn lằn (thạch sùng)
Thằn lằn, còn gọi là thạch sùng, là một loại bò sát thuộc họ Sauridae. Chúng là loài động vật phổ biến và dễ gặp. Thường xuất hiện trong môi trường sống gần gũi với con người như nhà ở, vườn và công viên.
Môi trường sống của loài bọ sát này
Nhờ tàu biển và các hoạt động hàng hải mà loài vật này ngày nay đã di chuyển đến rất nhiều nơi trên thế giới. Từ khu vực nhiệt đới đến khu vực cận nhiệt đới thuộc úc. Từ nam mĩ đến trung đông, từ châu phi đến châu á, và có mặt ở cả châu âu.
Chúng dễ dàng sinh sống trong những khe hở hoặc vết nứt của tường nhà, văn phòng vì cơ thể nhỏ nhắn. Chúng thường được nhìn thấy trên tường hoặc trần nhà, phần lớn là chúng đang hoạt động để tìm thức ăn.
Thức ăn ưa thích của chúng chính là những loài côn trùng gây hại như muỗi, gián, nhện,…
Loài bọ sát này thường hoạt động vào ban đêm. Và đặc biệt tập trung ở những nơi có bóng đèn. Đây cũng chính là khu vực thu hút những loài côn trùng ghé thăm.
Kích thước và hình dáng phát triển của loài thạch sùng
Thạch sùng trưởng thành có kích thước từ 7 đến 15 cm
Chúng thường có tuổi thọ đến 5 năm
Chân của loài vật này như có miếng đệm kết dính. Giúp chúng bám chặt trên tường và trần nhà
Có khả năng nhìn rõ màu sắc vào ban đêm. Giúp chúng dễ dàng trong việc săn bắt và tiêu diệt con mồi
Sinh sản
Thằn lằn có thể đẻ trứng hoặc sinh con, tùy thuộc vào loài. Chúng thường sinh sản vào mùa ấm và chăm sóc trứng hoặc con non trong một thời gian ngắn.
Những lợi ích không ngờ tới của loài thằn lằn
Tuy thuộc loài bò sát nhưng thằn lằn vẫn mang đến những lợi ích nhất định cho môi trường và cả không gian sống của con người.
Thằn lằn giúp tiêu diệt các loài côn trùng gây hại
Nguồn thức ăn chính của thằn lằn là ruồi, muỗi, mối, gián nên chúng đóng vai trò rất lớn trong việc tiêu diệt. Và hạn chế tối đa thiệt hại do những loài côn trùng có hại này gây nên.
Thằn lằn là hiện thân của một hệ sinh thái trong sạch
Với đặc điểm cơ thể vốn có, những chất hóa học có thể gây hại rất lớn cho loài bò sát này. Điều này chứng minh rằng, nơi nào có sự hiện diện của thạch sùng thì nơi đó hoàn toàn trong sạch, không có chất hóa học độc hại.
Thằn lằn có cắn không?
Thằn lằn, hay thạch sùng, có khả năng cắn. Nhưng phần lớn chúng không tấn công con người trừ khi cảm thấy bị đe dọa. Dưới đây là một số điểm quan trọng về khả năng cắn của thằn lằn:
Thực tế về cắn: thằn lằn thường không cắn trừ khi cảm thấy bị đe dọa. Hoặc khi chúng bị chạm vào bất ngờ. Cắn là một hành vi phòng vệ hơn là tấn công.
Cảm giác khi bị cắn: cắn của thằn lằn thường không gây đau nghiêm trọng. Vết cắn có thể gây ra cảm giác đau nhẹ, sưng hoặc đỏ tại vùng bị cắn. Trong hầu hết các trường hợp, vết cắn sẽ không nghiêm trọng và có thể được điều trị tại nhà.
Loài thằn lằn có nguy cơ cao: một số loài thằn lằn, như thằn lằn gila và thằn lằn heloderma. Có thể gây đau đớn hơn nếu cắn. Do chúng có tuyến nọc hoặc chất độc. Tuy nhiên, những loài này rất hiếm và thường không sống gần khu vực đô thị.
Biện pháp phòng ngừa: để tránh bị cắn, nên cẩn thận khi tiếp xúc với thằn lằn và không cố gắng bắt hoặc chạm vào chúng nếu không cần thiết.
Tóm lại, mặc dù thằn lằn có khả năng cắn. Nhưng chúng thường không chủ động tấn công con người. Việc cắn thường chỉ xảy ra khi chúng cảm thấy bị đe dọa hoặc bị làm phiền.
Thằn lằn có độc không?
Thằn lằn, hay còn gọi là thạch sùng, phần lớn không có độc. Tuy nhiên, có một số loài thằn lằn nhất định có thể tiết ra các chất gây kích ứng hoặc gây khó chịu nếu tiếp xúc trực tiếp với da con người. Dưới đây là một số điểm nổi bật về tính độc của thằn lằn:
Chất tiết từ tuyến nọc
Một số loài thằn lằn, như thằn lằn Gila và thằn lằn Heloderma, có tuyến nọc có khả năng tiết ra chất độc. Mặc dù chất độc của chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng có thể gây đau và kích ứng nếu bị cắn.
Tính độc của thằn lằn phổ biến
Hầu hết các loài thằn lằn thông thường, như thằn lằn nhà hoặc thạch sùng, hoàn toàn vô hại và không có chất độc. Những loài này có thể tiết ra một số chất để tự vệ, nhưng chúng không gây độc cho con người.
Các triệu chứng khi bị cắn
Nếu bị cắn bởi một loài thằn lằn có độc, triệu chứng có thể bao gồm đau, sưng, và đỏ da. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường không nghiêm trọng. Và có thể được điều trị bằng cách rửa sạch vết thương và theo dõi tình trạng.
Nhìn chung, thằn lằn không phải là loài động vật nguy hiểm và phần lớn các loài không có độc. Chỉ cần cẩn thận khi tiếp xúc với chúng và đảm bảo rằng bạn biết rõ về loài thằn lằn mà bạn gặp phải
Những điều thú vị về thằn lằn
Phần da của ngón chân giúp thằn lằn bám vào mọi bề mặt (chỉ ngoại trừ nhựa chống dính)
Bàn chân dính như sam của thằn lằn là một nguồn cảm hứng to lớn cho việc áp dụng vào công nghệ và khoa học
Một trong những “tài năng” nổi tiếng nhất của loài động vật này là khả năng trườn nhanh trên các bề mặt trơn trượt – kể cả là cửa kính hay trần nhà. Bề mặt duy nhất mà chúng bó “chân” chính là nhựa chống dính (loại nhựa dùng cho các xoong nồi chảo). Nhưng mà phải để khô, vì chỉ cần thêm một chút nước, bọn thằn lằn có thể dễ dàng bám vào bề mặt này như không. Khả năng có một không hai này là nhờ vào phần da đặc biệt của những ngón chân.
Trái ngược hoàn toàn với những gì chúng ta biết, thằn lằn không hề có những ngón chân nhớp nháp với keo 502. Chúng có lực dính chặt như vậy là nhờ vào những sợi lông siêu nhỏ, còn được biết đến với cái tên lông setae, nằm dày đặc ở mỗi ngón chân. Với tổng cộng 6,5 triệu sợi lông setae, một con thằn lằn được cho rằng có thể tạo ra đủ lực để nâng trọng lượng cơ thể của hai người lớn.
Sự tiến hóa và thích ứng tuyệt vời này của chúng đã tạo cảm hứng cho các nhà khoa học trong việc tìm cách bắt chước kĩ thuật bám dính. Nhằm cải tiến từ băng gạt y tế cho đến lốp xe tự vệ sinh.
Mắt thằn lằn nhạy bén với ánh sáng hơn 350 lần so với mắt người thường
Thằn lằn có đôi mắt kì diệu, thích ứng với việc đi săn vào ban đêm
Hầu hết các loài thằn lằn hoạt động vào ban đêm. Vậy nên chúng đã tiến hóa và thích ứng với việc đi săn trong bóng tối.
Theo như một nghiên cứu vào năm 2009 về loài thằn lằn đội mũ bảo hiểm. Tên khoa học là Tarentola chazaliae, chúng có thể nhận ra màu sắc trong ánh trăng lờ mờ. Trong môi trường mà mắt người không thể nhìn được. Thằn lằn đội mũ “cối” được ước tính là nhạy bén hơn 350 lần so với tế bào hình nón thu nhận màu sắc ở mắt người. Mắt và tế bào hình nón thu nhận màu sắc có kích thước to lớn chính là những yếu tố giúp chúng có thể nhìn rõ trong môi trường cường độ ánh sáng yếu.
Trong khi chúng ta gặp khó khăn với việc nhìn dưới những môi trường như vậy. Thằn lằn vẫn tận hưởng cuộc sống đầy màu sắc của mình.
Thằn lằn có thể tạo ra nhiều âm thanh khác nhau để giao tiếp, bao gồm gào mạnh, kêu ré lên hoặc tắc lưỡi
Thằn lằn có nhiều điều để nói hơn bạn nghĩ đấy
Không như phần lớn các loài bò sát, thằn lằn có khả năng phát ra âm thanh. Những tiếng tắc lưỡi, kêu ré, gào to và các âm khác được dùng để giao tiếp với các anh bạn thằn lằn.
Nội dung của cuộc “trò chuyện” thì cũng rất đa dạng. Từ việc cảnh báo về vi phạm lãnh thổ, cho đến né tránh đụng độ, thu hút bạn tình. Nó cũng tùy thuộc vào giống loài và tình huống nữa. Nhưng nếu bạn nghe thấy tiếng kêu ré kì lạ ở trong nhà vào đêm tối. Khả năng cao là bạn có một vị khách đặc biệt đấy.
Một vài loài thằn lằn không có chân, và trông khá giống rắn.
Một vài loài trong “gia đình” thằn lằn thiếu đi những cái chân quen thuộc (
Có đến 35 loài bò sát trong họ thằn lằn không chân (tên khoa học là Pygopodidae). Họ này nằm trong phân thứ của bộ Tắc kè (Gekkota), bộ này bao gồm 6 họ thằn lằn. Họ này sống tập trung ở Úc và đảo New Guinea (cũng ở châu Úc), thiếu đi các chi trước, các chi sau đã bị tiêu biến gần hết. Chỉ còn lại một khúc nhỏ đập đập nhìn như vẩy cá rất dễ thương. Giống loài này thường được ưu ái gọi bằng cái tên bò sát không chân, bò sát rắn hay bò sát chân nhỏ.
Giống như các loài thằn lằn khác, thằn lằn không chân có thể phát ra âm thanh có âm vực cao để giao tiếp với nhau. Chúng cũng có khả năng nghe tuyệt vời. Nhận biết được những tần sóng lớn hơn hẳn so với các loài bò sát khác.
Hầu hết thằn lằn đều có thể bỏ và mọc lại đuôi
Việc vứt lại đuôi của thằn lằn chính là một kế sách để thoát khỏi kẻ thù
Tương tự nhiều loài bò sát, thằn lằn có khả năng cắt đi đuôi để tránh bị săn bắt. Khi nó bị tóm, cái đuôi sẽ đứt và tiếp tục ngoe nguẩy. Một công cụ đánh lạc hướng tuyệt vời để chủ thể cao chạy xa bay khỏi kẻ săn mồi. Thằn lằn cũng tự bỏ đuôi nếu nó bị áp lực, bị nhiễm trùng hay chính phần đuôi bị tóm.
Điều tuyệt vời là thằn lằn cắt đuôi dọc theo một đường đã kẻ sẵn (một đường có nhiều chấm). Đường cắt được vạch ra để việc cắt đuôi trở nên nhanh chóng. Và gây thiệt hại ít nhất đến phần cơ thể còn lại của chú thằn lằn nhà ta.
Tất nhiên là sau đó thì cái đuôi sẽ được mọc lại. Tuy nhiên sẽ ngắn hơn một chút xíu, sần sùi và có màu khác cái đuôi gốc. Tắc kè mào gà (crested gecko – tên khoa học là New Caledonia) là giống bò sát không thể mọc lại đuôi. Một khi đã mất, là mất hẳn luôn, khỏi tìm.
Thằn lằn dự trữ chất béo và các chất dinh dưỡng khác ở đuôi, đề phòng lúc “sa cơ lỡ vận”
Anh chàng chân dài này là một con thằn lằn đuôi thẳng
Thực ra việc mất đuôi chẳng hay ho gì đối với một con thằn lằn. Vì việc mọc lại một cái đuôi là một quá trình vô cùng tốn năng lượng., thêm vào đó, cái đuôi lại là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng và chất béo nhằm chống đói lúc nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.
Vì vậy, một cái đuôi to tròn béo múp chứng tỏ tình trạng sức khỏe tốt của một con thằn lằn. Ngược lại, một cái đuôi mỏng dính thể hiện sự đói kém hoặc bệnh tật.
Thằn lằn có thể sống lâu, rất lâu
Tuổi đời của loài sinh vật này phụ thuộc vào giống loài. Nhưng hầu hết là có thể sống khoảng 5 năm ở môi trường hoang dã. Một số được nuôi ở trong nhà như thú cưng thì có thể sống lâu hơn chút.
Những con được chăm sóc tốt trong khu bảo tồn có thể sống được 10 đến 20 năm. Thằn lằn báo đốm có tuổi thọ trung bình là 15-20 năm, nhưng trường hợp sống lâu nhất được ghi nhận lên đến con số 27 năm.
Đa số thằn lằn không có mí mắt, nên chúng thường liếm mắt để làm sạch
Nếu bạn không có mí mắt, bạn có thể bắt chước tụi thằn lằn.
Một trong những sự thật kì lạ nhất của thằn lằn là chúng thiếu mí mắt. Chúng không thể chớp mắt. Nên phải liếm mắt liên tục để giữ mắt sạch và có độ ẩm. (về cơ bản là chúng nó liếm phần màng bao bọc mắt thôi)
Nghệ sĩ hội họa và màu sắc: Thằn lằn
Đừng tinh vi nhé tắc kè, không phải mỗi chú biết đổi màu để ẩn mình đi đâu, anh thằn lằn đây cũng làm được vậy nhé. Thậm chí, anh còn không cần nhìn xem môi trường xung quanh có màu sắc như nào cơ!
Trong bài nghiên cứu về loài thằn lằn tường, Domenico Fulgione và nhóm của anh ấy đã phát hiện ra rằng bọn này không dựa vào thị lực để đổi màu, mà nhờ vào phần da trên thân. Chúng có thể cảm nhận được môi trường xung quanh để ẩn thân. Chủ yếu sử dụng protein tế bào cảm quang bên dưới lớp da– vô cùng nhạy với ánh sáng – cũng được biết đến với cái tên opsins.
Thằn lằn thích nghi và biến đổi tùy theo môi trường sinh sống, biến da của chúng trông giống nấm mốc, đất đá hay rong rêu. Chẳng hạn như loài thằn lằn rêu đuôi lá, thằn lằn đuôi đá granit (ảnh bên trên) hay thằn lằn đuôi quỷ Satan (ảnh bên dưới).
Thằn lằn đuôi quỷ Satan có thể giả dạng y hệt một cái lá đã già
Bọn này thực sự là một loài bò sát kỳ thú
Loài này thật sự đáng để chúng ta bàn luận. Vì có rất ít giống thằn lằn có thể thích ứng hoàn hảo đến mức độ này: một cái đuôi giống hệt một cái lá – nó còn là một cái lá chết chóc nữa. Thân của nó trông y như một cái lá khô bị rơi dưới đất hay lủng lẳng trên cành cây, người nó còn có những viền trông không khác gì vân lá, đuôi thì là một cái lá hình chữ V- một cái bẫy côn trùng hoàn hảo.
Định cư ở vùng đất Madagascar, sinh vật này có thể dễ dàng trốn thoát sự truy lùng của kẻ thù nhờ vào ngoại hình độc đáo. Để hoàn thành kiệt tác cải trang của mình, thằn lằn đuôi quỷ Satan còn treo mình lủng lẳng ở các cành cây cho trông giống một cái lá chuẩn bị rụng đến nơi.
Tóm lại, bạn sẽ phải rất vất vả thì mới tìm thấy được những sinh vật kì diệu này đấy.
Vài con thằn lằn có thể “bay” vun vút trong không trung
Chúng “bay” nhảy tự do qua cây cối là nhờ vào phần da banh ra như cái dù vậy
Thằn lằn bay, hay còn gọi là thằn lằn dù là một nhánh nhỏ của họ thằn lằn sống trên cây được tìm thấy chủ yếu ở Đông Nam Á. Mặc dù chúng không thể “bay” một cách thực sự, chúng vẫn rất nổi tiếng vì có thể lượn ở phạm vi gần. Nhờ việc sử dụng cái lớp da của ngón chân (như chân vịt) và cái đuôi dẹt mỏng như bánh lái tàu.
Thằn lằn bay có thể lượn xa đến 200 feet (tương đương 60 mét) trong một cú bật duy nhất. Bất kể việc chúng chỉ có kích thước 6-8 inches (tương đương 15-20cm)
Loài vật này dù nhát như thỏ đế, nhưng lại hay được đem làm thú cưng.
Loài thằn lằn nhỏ nhất có kích thước bé hơn 2cm
Thằn lằn có kích cỡ rất đa dạng, và giống thằn lằn nhỏ nhất thì có thể nằm vừa xinh trên 1 đồng xu. Thằn lằn lùn Jaragua là một trong những loài bò sát tí hon nhất. Chúng và 1 loại nữa, thằn lằn lùn đảo Virgin chỉ dài có 0,63 inches (1,6 cm) tính từ mũi đến đuôi. Tụi thằn lằn bé xíu này chỉ còn một số lượng tương đối nhỏ sót lại ở Vườn quốc gia Jaragua ở Cộng hòa Dominica và đảo Beata (cũng ở quốc gia nói trên và ở trong vùng biển Carribbean).
Một số những phương pháp kiểm soát thằn lằn
Sử dụng biện pháp phòng tránh và vệ sinh sạch sẽ
Thằn lằn có thói quen sinh sống tại những khu vực có nhiều loài côn trùng nhỏ để tìm kiếm thức ăn. Loài bò sát này thường sẽ sống trong những khe hở vách tường. Những nơi có thức ăn thừa khu vực vệ sinh nhà cửa không được sạch sẽ và thông thoáng.
Vì vậy bạn nên giữ vệ sinh khu sinh hoạt nghỉ ngơi của bản thân. Nhất là khu vực bếp cần phải lao động thường xuyên. Tránh để thức ăn qua đêm dễ thu hút thằn lằn.
Ngoài ra, để hạn chế chúng xuất hiện khu vực ăn uống nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể sử dụng bình xịt côn trùng để hạn chế chúng xuất hiện. Tốt nhất bạn nên chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường sống sẽ sạch sẽ hơn.
Như vậy sẽ không tạo ra môi trường bẩn để và để cho thằng lằn tìm kiếm nguồn thức ăn. Đồng thời tại những vách ngăn, lỗ hở khe tường nên trám lại. Để hạn chế thằn lằn phát triển môi trường sinh sống và sản sinh ra số lượng nhiều hơn.
Sử dụng biện pháp kiểm soát theo hướng thủ công
Ưu điểm của phương pháp này chính là sử dụng và không cần tốn nhiều thời gian hoặc chi phí để thực hiện. Bạn chỉ cần nuôi những loài động vật được xem là khắc tinh của thằn lằn. Để những loài động vật này hoạt động về tìm kiếm thằn lằn như một loài thức ăn thường xuyên. Một trong số những loài động vật là ứng cử viên tốt nhất cho vị trí này chính là mèo.
Có thể nói đây là một trong những phương pháp được ông bà ta truyền lại để diệt những loài côn trùng như thằn lằn và nhiều loại côn trùng khác hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này lại mất khá nhiều thời gian và có nhiều hạn chế nhất định. Vì mèo chỉ bắt được một số lượng thằn lằn trong khả năng cho phép không thể cùng lúc kiểm soát được một số lượng lớn như mong muốn.
Sử dụng phương pháp phun thuốc kiểm soát lâu dài
Phương pháp này có bốn ưu điểm chính là nhanh chóng, đơn giản và tiện lợi lại an toàn. Sử dụng phương pháp phun thuốc kiểm soát chất lượng sẽ hạn chế sự xuất hiện của thằn lằn trong nhà. Đồng thời cũng có thể kiểm soát luôn khả năng sinh sản của chúng. Tránh tình trạng vừa xử lý xong thằn lằn mẹ thì thằn lằn con lại xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên cách làm này cũng có thể gây ảnh hưởng đến hưởng đến môi trường sống và sức khỏe con người. Nếu như bạn mua nhầm những sản phẩm phun thuốc không rõ nguồn gốc và không có cách phun đúng kỹ thuật.
Cho nên lưu ý khi sử dụng phương pháp này. Cần phải tìm hiểu thông tin để chọn đúng sản phẩm. Không tự ý phun thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn và trang bị đầy đủ phương pháp bảo hộ cho cơ thể. Tránh trường hợp thuốc bắn vào người và thức ăn gây nguy hiểm cho con người. Bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ diệt côn trùngđể có thể kiểm soát côn trùng hiệu quả và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hy vọng rằng những thông tin qua bài viết trên đã mang lại cho bạn những cái nhìn mới mẻ và thú vị về loài thằn lằn.